A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02

Thuế vẫn là rào cản đối với doanh nghiệp

08:55 | 01/02/2015

Mức độ thuận lợi kinh doanh năm 2015 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố cho thấy Việt Nam xếp hạng 78/189.

Điều này cho thấy nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của cơ quan quản lý, nhưng cũng mở ra những việc  cần giải quyết liên quan đến các vấn đề về thuế.

 
Giảm thủ tục thuế để doanh nghiệp thêm điều kiện sản xuất kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, các văn bản về thuế không khác gì mê hồn trận. Doanh nghiệp mất quá nhiều thời gian và chi phí để hoàn thành nghĩa vụ thuế. Cũng theo một báo cáo môi trường kinh doanh cập nhật 2015 do WB công bố ngày 15-1 vừa qua cho thấy, chỉ số nộp thuế của Việt Nam (VN) bị tụt 22 bậc; số giờ nộp, làm thủ tục về thuế và bảo hiểm xã hội lớn nhất trong khu vực và tổng thuế suất doanh nghiệp phải nộp cao hơn mức trung bình của ASEAN.

Vị trí thứ 78 này tăng 21 bậc so với vị trí thứ 99 mà Việt Nam có được trong năm 2014, khi WB cũng khảo sát 189 nền kinh tế để đưa ra đánh giá. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 4, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

 
Để đưa ra kết quả này, WB thực hiện điều tra trên các lĩnh vực: Khởi nghiệp, Cấp phép xây dựng, Tiếp cận điện năng, Đăng ký tài sản, Thông tin tín nhiệm, Bảo vệ cổ đông thiểu số, Thuế, Xuất nhập khẩu, Hiệu lực hợp đồng và Thủ tục phá sản. 
 
Để đưa ra kết quả này, WB thực hiện điều tra trên các lĩnh vực: Khởi nghiệp, Cấp phép xây dựng, Tiếp cận điện năng, Đăng ký tài sản, Thông tin tín nhiệm, Bảo vệ cổ đông thiểu số, Thuế, Xuất nhập khẩu, Hiệu lực hợp đồng và Thủ tục phá sản. 
 
Mức độ thuận lợi kinh doanh của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư đang ngày càng được cải thiện bắt nguồn từ việc thời gian gần đây, cơ quan quản lý cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển, nâng cao môi trường kinh doanh. Riêng như về vấn đề thuế, Bộ Tài chính cam kết trải thảm đỏ cho doanh nghiệp và người nộp thuế.
 
Sự cải thiện ấy cũng tương thích với nỗ lực hiện nay của Việt Nam là chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung cải cách để các nguồn lực, nguồn vốn, kể cả đối với nguồn lực từ bên ngoài. Việt Nam muốn tạo một làn gió mới trong môi trường kinh doanh.  Chưa kể Việt Nam cũng đang hội nhập sâu, nhiều cam kết về thủ tục hành chính công sẽ tiến tới gỡ bỏ. Công cuộc cải cách hành chính của Việt Nam đã có nhiều kết quả hơn bằng việc các văn bản mới liên tục được ban hành. Hàng năm phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng có những cuộc điều tra trên diện rộng để đo sự hài lòng cũng như không hài lòng của doanh nghiệp. Từ đó thay đổi dần cách thức quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp.
 
Thế nhưng, cũng theo công bố của WB, dù Việt Nam được đánh giá cao bởi các nỗ lực cung cấp thông tin tín nhiệm đến nhà đầu tư và cải cách thuế, song thuế vẫn là cản trở lớn nhất với doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam (xếp hạng 173) khi mỗi đơn vị phải mất quá nhiều thời gian nộp thuế mỗi năm. Riêng ở lĩnh vực tiếp cận điện năng vị trí của Việt Nam đứng ở 135, rồi Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số thứ hạng của Việt Nam cũng ở mức cao 117. Những điều này làm nên điểm yếu cho môi trường kinh doanh Việt Nam.
 
Như vậy thuế vẫn là một rào cản đối với doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, các văn bản về thuế không khác gì mê hồn trận. Doanh nghiệp mất quá nhiều thời gian và chi phí để hoàn thành nghĩa vụ thuế. Cũng theo một báo cáo môi trường kinh doanh cập nhật 2015 do WB công bố ngày 15-1 vừa qua cho thấy, chỉ số nộp thuế của Việt Nam (VN) bị tụt 22 bậc; số giờ nộp, làm thủ tục về thuế và bảo hiểm xã hội lớn nhất trong khu vực và tổng thuế suất doanh nghiệp phải nộp cao hơn mức trung bình của ASEAN.
 
Trong một cuộc đối thoại ngành thuế với doanh nghiệp diễn ra vào quý cuối năm 2014, các doanh nghiệp nói: Sợ nhất là thuế. Khi các chính sách liên tục thay đổi. Nhiều chính sách như bẫy doanh nghiệp, dễ đẩy doanh nghiệp vào chỗ  phá sản. Bà Phạm Thị Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á cho biết: "Hàng hóa của chúng tôi nhập khẩu là cáp quang cho ngành điện và ngành viễn thông đã có mã định danh là 0%. Thế nhưng, sau thông quan, cơ quan hải quan lại quy sang là 3% để truy thu thuế. Tương tự, hộp nối cáp quang, có mã định danh 0% cũng bị hải quan quy 20% và truy thu thuế trong 5 năm. Kiểm soát sau thông quan nhằm tránh doanh nghiệp gian lận nhưng tôi thấy cứ làm thế này thì doanh nghiệp rất dễ bị phá sản”. 
 
Các doanh nghiệp thường xuyên phàn nàn, cơ quan chức năng sử dụng nhiều văn bản nội bộ như công văn, thư điện tử gây khó khăn cho doanh nghiệp. Rõ ràng, để có thể thay đổi cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ thuận lợi trong kinh doanh, những cải cách về thuế cần đi từ lời nói, cam kết đến hành động.
 
Thúy Hằng

    nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai T12

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ