Tuyển sinh đại học 2019: Đào tạo đa ngành đón đầu cuộc cách mạng 4.0
08:05 | 18/01/2019
Đón đầu xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mùa tuyển sinh 2019 nhiều trường đại học (ĐH) đã có những thay đổi trong đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao.
Trong đó, thay vì đào tạo đơn ngành như trước đây, hướng mới hiện nay là đào tạo liên ngành, xuyên ngành để tăng hiểu biết cũng như tăng cơ hội chuyển đổi qua ngành khác không gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Trần Anh Tuấn- Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, hiện nay có 367 ngành nghề ở hệ ĐH. Cao đẳng (CĐ) là 575 ngành. Trung cấp (TC) là 822 ngành. Với việc mở thêm hàng loạt ngành mới trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ, TC 2019, các thí sinh có nhiều cơ hội để lựa chọn ngành học phù hợp.
Cụ thể, từ phương án tuyển sinh dự kiến cho năm 2019 của hơn 40 trường ĐH đã công bố, có thể thấy hiện nay xu hướng đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động cần đang được các trường chú trọng. Một số ngành mới mở như robot và trí tuệ nhân tạo, quản lý hạ tầng kỹ thuật xây dựng (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM) hay ngành kinh doanh số, quản trị điều hành thông minh (Trường ĐH Kinh tế quốc dân)... là hướng đi đáp ứng nguồn nhân lực cho nhóm công nghệ kỹ thuật, đặc biệt là khối cơ khí có kết hợp công nghệ thông tin. Ông Trần Anh Tuấn cũng dự báo đây là những chuyên ngành “hot” rất cần cho hiện tại và tương lai.
Liên quan đến vấn đề này, TS Bùi Trung Hải- Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội cho rằng, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đổi mới sáng tạo phải trở thành tiêu chuẩn đầu ra và yêu cầu đặt ra đối với đào tạo ĐH. Có như vậy, chuyên môn và kỹ năng của nhân lực mới có thể nâng lên, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đổi mới nội dung đào tạo theo hướng đa ngành, liên ngành, xuyên ngành như đã đề cập ở trên, TS Hải cho rằng các trường cần chú ý đến đổi mới phương pháp đào tạo (không gian học tập mới).
Đồng tình quan điểm này, PGS.TS Hoàng Minh Sơn- Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng những bước tiến đáng kinh ngạc trên một số lĩnh vực trụ cột của Cách mạng 4.0 như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa… đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp bách, đòi hỏi các trường, viện cần sớm thực hiện đổi mới, trong cả hoạt động đào tạo lẫn nghiên cứu khoa học.
Ông Sơn nhấn mạnh, chương trình sẽ phải thay đổi theo hướng tích hợp, liên ngành, tập trung ưu tiên vào một số lĩnh vực nền tảng và công nghệ lõi (hay công nghệ nguồn). Nội dung đào tạo cũng cần được thiết kế lại, theo hướng chú trọng kiến thức cơ bản, sâu, rộng và tích hợp nhiều môn học nhằm nâng cao hiệu quả sáng tạo và khả năng thích ứng của sinh viên. Phương thức đào tạo cũng phải chuyển sang lấy việc học (thay vì dạy) làm trung tâm, thông qua cá nhân hóa quá trình học, đa dạng hóa phương thức học, trong đó có tăng cường các công cụ học trực tuyến hoặc trải nghiệm với môi trường và thiết bị ảo.
Theo như dự báo của nhiều chuyên gia tuyển sinh và các nhà trường, yêu cầu nhân lực của cuộc cách mạng 4.0 sẽ là nhân lực cho các ngành liên quan đến Công nghệ Robot, Hàng không Vũ trụ, Khoa học không gian, Quản trị trong nhiều lĩnh vực...
Tuy nhiên, cùng với việc phát triển các ngành học mới, các chuyên gia cũng lưu ý các trường cần chú trọng vào việc tạo sức hấp dẫn mới cho các ngành học truyền thống. Đặc biệt, yêu cầu về năng lực ngoại ngữ tổ hợp có xét tuyển bài thi ngoại ngữ là phương án hợp lý nhằm đảm bảo năng lực ngoại ngữ cần thiết để thí sinh theo học tốt các chương trình đào tạo đáp ứng vị trí việc làm trình độ quốc tế sau khi tốt nghiệp.
Năm 2019, cùng với các chương trình đào tạo mới, nhiều chương trình đào tạo truyền thống được chuyển đổi theo hướng mô hình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23/2014 của Bộ GDĐT. Ngoài ra, một số trường cho biết đã điều chỉnh giảm chỉ tiêu một số ngành truyền thống để chuyển chỉ tiêu đó cho những ngành mở mới cùng hướng đến mục đích chất lượng cao nhất. |
Thu Hương
nguồn daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Nhiều ngành học mới bắt kịp xu hướng công nghệ 4.0 (02/03/2019)
- Tìm cách thu hút học sinh học nghề (25/02/2019)
- Nâng chuẩn trình độ nhà giáo các cấp (18/02/2019)
- Trường ĐH Sư phạm TP HCM bỏ quy định chiều cao trong xét tuyển (14/02/2019)
- Đề thi THPT quốc gia chủ yếu thuộc chương trình lớp 12 (12/02/2019)
- Nhen lên tình yêu sách trong trường học (12/01/2019)
- Dạy học tích hợp: Đã sẵn sàng? (01/11/2018)
- Nghịch lý đào tạo hệ cao đẳng (24/10/2018)
- Các thí sinh đặc biệt dự thi THPT quốc gia (25/06/2018)
- Tây Nguyên đã sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia (25/06/2018)
- Điểm trúng tuyển đợt 1 năm 2015 (25/08/2015)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Giá cà phê hôm nay 7-12: Tăng mạnh trong tuần "biến động như tàu lượn"
- Làm giả giấy tờ giúp con trốn nghĩa vụ quân sự, hàng chục người bị phạt tù
- Xuất khẩu nông sản trên đà lập kỷ lục mới
- Miễn, giảm, gia hạn 1.007 tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất
- Một người bị thương, 4 phương tiện hư hỏng sau tai nạn giao thông liên hoàn
- Tiền nhàn rỗi của người dân 'chảy' mạnh vào hệ thống ngân hàng
- Áo Thun Đồng Phục Đắk Lắk – Giải Pháp Tối Ưu Cho Mọi Nhu Cầu Đồng Phục
- Nhiều hoạt động văn hóa thể thao thanh niên nông thôn, gắn kết cộng đồng
- Cần sớm định danh người bán hàng online
- Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN