Thích thú khám phá Cây di sản Việt Nam
13:52 | 04/01/2023
Kể từ khi được công nhận là Cây di sản Việt Nam, 2 cây me tây tại Trung đoàn 726 (Binh đoàn 16) xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức đã đón các đoàn khách tham quan là học sinh trên địa bàn
Thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế này, học sinh không chỉ có thêm kiến thức về sinh học, lịch sử mà còn có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
Cây me tây (hay còn gọi là cây muồng ngủ) được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào tháng 9/2022. Ngoài quản lý, bảo vệ cây, Trung đoàn 726 còn “mở cửa” cho người dân địa phương, nhất là học sinh, sinh viên tham quan, tìm hiểu về 2 cây di sản này.
Học sinh huyện Tuy Đức tìm hiểu về 2 cây me tây vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam
Đặc biệt, khi tham quan cây me tây, người dân, du khách cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 7 cây thông 3 lá (cũng là Cây di sản Việt Nam) và căn nhà nghỉ của vua Bảo Đại ngay trong Sở Chỉ huy Trung đoàn 726. Đây đều là các di sản gắn với Khu di tích Sở Trà được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX.
Em Hoàng Thị Bảo Ngọc, học sinh lớp 5B, Trường tiểu học Ama Trang Lơng (xã Quảng Trực) tỏ ra hứng thú khi được nghe giới thiệu về đặc tính sinh học cũng như ý nghĩa của 2 cây me tây. Đây là lần đầu tiên nữ sinh này được tận mắt chứng kiến 2 cây me tây có tuổi đời 100 năm tuổi, nên Ngọc đã đặt rất nhiều câu hỏi với cán bộ Trung đoàn 726 để thỏa mãn trí tò mò của mình. Bảo Ngọc chia sẻ: “Em ghi nhớ những nội dung mà cô chú giới thiệu để về kể cho bạn bè, người thân nghe. Buổi tham quan giúp chúng em có thêm kiến thức và yêu thiên nhiên nhiều hơn”.
Trong số hàng trăm cây di sản trên toàn quốc, cây me tây ở Quảng Trực rất có ý nghĩa bởi nó nằm ngay trên địa bàn biên giới
Còn cô Vũ Thị Giang, giáo viên Trường tiểu học Ama Trang Lơng tự hào khi địa phương có nhiều cây gỗ lớn được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Đây là những ví dụ thực tế để cô Giang giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường và phát triển những tiềm năng, lợi thế của xã Quảng Trực. “Qua hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu những cây di sản ở ngay tại địa phương, giúp cho học sinh có điều kiện nâng cao kiến thức để bảo vệ môi trường. Ngay từ lần tham quan đầu tiên học sinh đã rất hứng khởi, nên thời gian tới sắp tới trường tiếp tục tổ chức thêm các buổi ngoại khóa khác để các em có hiểu biết hơn về cây di sản và qua đó nâng cao ý thức về biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia”.
Học sinh còn được nghe giới thiệu về nơi nghỉ của vua Bảo Đại trong khuôn viên do Trung đoàn 726 quản lý
Thượng tá Nguyễn Văn Huệ, Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 726 cho biết, việc những cây gỗ lớn tại xã Quảng Trực, đặc biệt là những cây gỗ do đơn vị quản lý được tôn vinh là Cây di sản Việt Nam không những có giá trị về mặt ý nghĩa lịch sử mà còn nâng cao ý thức về việc trồng và bảo vệ cây xanh, về bảo tồn đa dạng sinh học.
“Thời gian qua, không chỉ người dân mà đã có 3 đoàn học sinh tại các trường học trong huyện Tuy Đức đến đây tìm hiểu về cây di sản. Việc “mở cửa” để học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, chúng tôi hy vọng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu cho thế hệ trẻ”, Thượng tá Nguyễn Văn Huệ nói.
Thanh Hằng- Hoàng Hoài
Bài viết ghttps://baodaknong.org.vn/xa-hoi/thich-thu-kham-pha-cay-di-san-viet-nam-96922.html
Nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"
CÁC TIN KHÁC
- Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025 (09/02/2023)
- Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về lễ hội (02/02/2023)
- Sắc màu thổ cẩm trong sản phẩm nghệ thuật Macrame (31/01/2023)
- Độc đáo bộ sưu tập hiện vật mèo trên gốm (30/01/2023)
- “Căn cước xanh” của Tây Nguyên (26/01/2023)
- Đưa du lịch Đắk Lắk phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế (28/12/2022)
- Buôn Ma Thuột và những đường phố tôi qua (27/12/2022)
- Đưa văn hóa truyền thống vào đời sống đô thị (26/12/2022)
- Tổng kết dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” do Hàn Quốc tài trợ (22/12/2022)
- Công bố 10 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022 (21/12/2022)
- Những sắc màu Tây Nguyên trong mỹ thuật Đắk Lắk (19/12/2022)

Khách sạn Thống Nhất Tp.Buôn Ma Thuột – Điểm hẹn Tây Nguyên
Buôn Ma Thuột được mệnh danh là Thủ phủ Tây nguyên, nơi văn hóa các dân tộc giao thoa và thể hiện nét riêng mà Đắk Lắk được hưởng.
- 108 - Nơi lý tưởng để bạn dừng chân tại Buôn Ma Thuột
- Khu du lịch sinh thái Ngọc Phụng – Điểm đến lý tưởng dành cho bạn
- Công ty TNHH Khách sạn và Du lịch Bạch Mã
- Khách sạn Sài Gòn – Ban Mê

Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Phân công, phân cấp tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- TP. Buôn Ma Thuột: 16 công trình, dự án tạm thời chưa đưa vào Quy hoạch sử dụng đất đến năm 203
- TP. Buôn Ma Thuột: Lập, điều chỉnh và cập nhật các quy hoạch trên cơ sở bảo đảm quyền lợi cho người dân
- Nợ nần ngập đầu, người đàn ông ‘bán mình’ cho đường dây buôn ma túy
- Phạt tiền cô giáo đánh học sinh trong giờ kiểm tra
- Bộ Công Thương chỉ đạo "nóng" về đàm phán giá điện gió, điện mặt trời
- Lập hội đồng chuyên môn kiểm tra, đánh giá việc sản phụ tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh
- Xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc: 8 hộ đăng ký bàn giao sớm mặt bằng Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 05/06 đến ngày 10/06/2023
- Đề nghị báo cáo vụ việc "Dân sống lay lắt trong dự án ngàn tỉ của Tập đoàn Trung Nguyên"
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN