A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

1 bức tường đá lạnh

15:15 | 28/04/2015

Nước ta có hàng nghìn lễ hội cổ truyền, dân gian, lịch sử lâu đời. Ngày 30/4 là lễ hội Cách mạng trọng đại đã và đang trở thành ngày hội lịch sử quan trọng nhất trong lịch sử dân tộc - Ngày thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và non sông sạch bóng quân thù

Ngày 30/4 năm nay vẫn còn gần như đầy đủ các nhân chứng lịch sử và lễ hội diễn ra rộng dài toàn quốc. Các lễ hội địa phương từ Quảng Trị, lên Ban Mê Thuột, vào tới TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ. Đó là hình ảnh tái hiện cuộc tổng tiến công thần tốc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Khi người lính Mỹ và người theo Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam, chính quyền cách mạng đã tiếp quản ngay lập tức, vì thực tế chính quyền đó đã “nằm trong lòng địch” từ trước. Đất nước bị chia cắt, xâm lược, phản bội, nhưng chúng ta vẫn có Đảng, có Chính quyền và lực lượng nhân dân âm thầm đánh địch trong lòng địch. Ngày thống nhất chỉ là thời cơ, ngày kẻ thù “bó giáo lai hàng” trước thế lực vô địch của dân tộc Việt Nam.

 Xe tăng quân giải phóng chiếm Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975
Xe tăng quân giải phóng chiếm Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975.

Lễ hội 30/4 trang trọng nhất sẽ là cuộc diễu binh, diễu hành quần chúng tại Hà Nội, kế đó là TP. Hồ Chí Minh và toàn miền Nam. Các hoạt động văn hóa - nghệ thuật là chủ chốt trong ngày vui dân tộc. Địa phương nào cũng tưng bừng, ngành Văn hóa hoạt động “hết công suất”. Hầu như dịp này các cán bộ, chiến sĩ đều tổ chức đi thăm chiến trường, thăm các nghĩa trang Trường Sơn, Quảng Trị… Đó là những nghĩa trang Quốc gia. Còn cả nước ta, xã, huyện, tỉnh nào cũng có nghĩa trang liệt sĩ. Một số phường ở Thủ đô cũng tranh thủ được khoảnh đất trang trọng nhất xây đài liệt sĩ ghi danh những người con của phường đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam ruột thịt.

Tên các binh sĩ Mỹ tử trận tại Việt Nam khắc đầy trên các bức tường kỷ niệm ở Wasington (Mỹ)

Tên các binh sĩ Mỹ tử trận tại Việt Nam khắc đầy trên các bức tường kỷ niệm ở Wasington (Mỹ).

Nghĩ đến đây, chúng tôi bỗng thấy băn khoăn một điều, đắn đo mãi đành phải nói: Sao đến năm nay ta vẫn chưa có một đài tưởng niệm quốc gia, một “khải hoàn môn” nào được xây dựng? Cũng xin được phép nói cảm nghĩ cá nhân khi lần đầu sang Mỹ công tác (dự lễ ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ). Tôi đã đến thăm “Bức tường Washington”. Một bức tường đá xám lạnh ghi tên lần lượt hơn 70.000 công dân Mỹ đã bỏ mình trong cuộc chiến Việt Nam. Chỉ đơn giản một bức tường đá lạnh, không trang trí gì hết, trong vườn cây cỏ công viên. Tôi nghĩ đó là người Mỹ thể hiện “trách nhiệm tập thể” về cuộc chiến tranh thất bại ở Việt Nam. Và một khi cả “tập thể” thấy trách nhiệm chắc chắn cũng sẽ có trách nhiệm sửa sai và đi theo con đường hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Nhà báo Trần Đức Chính

    Nguồn: tapchilangviet.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ