A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Không chỉ là cỏ

08:27 | 12/12/2015

Cỏ Mỹ - thảo dược gây nghiện, tẩm hương vị, mà có người cho là loại “ma túy” mới, đã du nhập vào Việt Nam. Điều đáng nói là nó không chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mà đã len lỏi về tận các vùng quê tỉnh lẻ....

 ...Tuy nhiên, các quy định pháp luật đối với loại “ma túy” mới này vẫn còn kẽ hở, khiến hiểm họa này bắt đầu lan ra mà cơ quan chức năng chưa có giải pháp xử lý ...

Theo nhiều chuyên gia, cỏ Mỹ là chất gây nghiện, khi sử dụng sẽ gây cảm giác mạnh, loạn thần, giãn đồng tử, kích động, có thể có những tư tưởng cực đoan gây hại cho mình và cho người khác. Vậy thì vì lẽ gì, mặt hàng độc hại như vậy lan tràn khắp các ngõ ngách của Việt Nam từ thành thị cho đến các làng quê nghèo? Điều này chỉ có thể lý giải bằng câu chuyện có lỗ hổng ở khâu quản lý. 

Ai cũng biết rằng, bất kể hàng hóa gì của Việt Nam muốn xuất sang bất kỳ nước nào phải tuân thủ nghiêm ngặt một số điều kiện bắt buộc. Sự bắt buộc này khiến những mặt hàng “lạ” kém chất lượng không có cơ hội xâm nhập vào nước họ để gây hại đến sức khỏe con người. Còn hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ hoặc có xuất xứ nhưng kém chất lượng dường như vẫn quá dễ dàng “du nhập” vào Việt Nam. Từ thịt gà, thịt bò ngoại giá rẻ bất ngờ tràn ngập thị trường đến các loại hoa quả lạ như, thanh mai, mây Thái, cà chua tím, cà chua đen, nho thân gỗ, ổi tím… không hiểu có nguồn gốc từ nơi nào được bàn bán từ siêu thị cho tới chợ truyền thống, chợ, quê, chợ cóc.

Chưa biết chất lượng của thực phẩm, hoa quả lạ đã từng tràn vào Việt Nam đến đâu, tác hại thế nào, nhưng tác hại của cỏ Mỹ thì hầu như ai cũng biết. Thế mà nó vẫn được ngang nhiên bán ở khắp các tỉnh thành, mua dễ như mua rau với đủ loại giá. 

Nói về lý do tại sao loại chất độc hại không kém ma túy này vẫn ngang nhiên tồn tại trên thị trường, theo thượng úy Nguyễn Tấn Mạnh- Phó đội trưởng đội Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và ma túy (Công an thị xã Điện Bàn, Quảng Nam): “Các loại cỏ này du nhập vào địa bàn từ đầu 2015 đến nay. Chúng tôi đã phát hiện và bắt giữ 5 vụ. Thế nhưng, vì không phải có hành lang pháp lý xử phạt, chúng tôi cũng chẳng thể làm gì hơn”. Điều đáng buồn là biết tác hại của cỏ Mỹ, tuy nhiên vì “cỏ Mỹ chưa được liệt kê vào danh mục chất cấm nên chưa có chế tài nào xử lý”, thế là loại chất độc hại này cứ len lỏi trong đời sống, gặm nhấm giới trẻ, bất chấp sự lo lắng của các bậc phụ huynh.

Nhiều chuyên gia cho biết, các thanh - thiếu niên sử dụng các loại cỏ này là nguy hiểm, từng có người rất to khỏe nhưng hút vào là bật ngay ra giữa nền nhà. Trong khi đó, việc sử dụng và mua bán các loại cỏ này vẫn lan rộng. Đối chiếu với ma túy đá, nếu có hành vi buôn bán thì chỉ cần một lượng rất ít cũng đã đủ yếu tố cấu thành để khởi tố. Chưa hết, ma túy đá quy định rất rõ, tàng trữ một lượng lớn, dù không có hành vi mua - bán cũng sẽ bị xử lý và khởi tố, còn cỏ Mỹ thì không. Người ta lo ngại không cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn kịp thời, loại “ma túy” mới này sẽ nhanh chóng biến nhiều người dân lương thiện thành con nghiện, nạn nhân của một thảm họa ma túy. 

Điều đáng buồn là biết tác hại của cỏ Mỹ sau khi bắt giữ các vụ buôn bán, đã có các cuộc giám định diễn ra, tuy nhiên vì “cỏ Mỹ chưa được liệt kê vào danh mục chất cấm nên chưa có chế tài nào xử lý”, thế là loại chất độc hại này cứ len lỏi trong đời sống, gặm nhấm giới trẻ, bất chấp sự lo lắng của các bậc phụ huynh.

Biết trước hệ lụy cỏ Mỹ, thế nhưng lại không có chế tài để chặn đứng hành vi buôn bán, phát tán loại cỏ này trong giới trẻ. Điều đó cho thấy việc ngăn chặn những chất độc hại vào trong nước chưa được làm tốt. Đồng thời thể hiện sự chậm chạp của các cơ quan chức năng đối với một vấn đề có nguy hại lớn tới sức khỏe con người.

Điều đáng nói là cỏ Mỹ đã được cơ quan Kiểm soát dược phẩm Mỹ đưa vào diện các chất hóa học cần được quan tâm đặc biệt. Còn Liên minh châu Âu đã cấm hoàn toàn vì những tác hại khủng khiếp của nó đến giống nòi. 

Còn ở Việt Nam, việc ngăn chặn loại chất độc hại này xem ra vẫn chưa có động thái gì  được coi là kiên quyết, rõ ràng ngoài sự chờ đợi các cơ quan có trách nhiệm vào cuộc, giám định và ra chế tài. Cuộc chiến “nói không với cỏ Mỹ” dường như vẫn nhờ các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền về tác hại của loại chất này để cảnh báo. 

Rõ ràng, đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan chức năng quản lý theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”. Đã có nhiều bài học về cỏ lạ, cây lạ, rùa lạ, cá lạ, thực phẩm bẩn... thế nhưng bấy lâu có cảm giác cơ quan chức năng vẫn quản lý theo kiểu “chạy theo sự vụ”.

Nếu khâu chốt chặn tại các cửa khẩu lỏng, hàng rào kỹ thuật ở các cơ quan chức năng vẫn có kẽ hở, để hàng độc hại tràn vào rồi mới tung quân ra truy quét, thì cũng có thể coi đó là hiểm họa.

Lục Bình

_________________________________________________________

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ