A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cần chính sách hỗ trợ riêng cho người nhiễm HIV

16:00 | 05/01/2016

Hiện nay có không ít người nhiễm HIV đã bắt đầu được khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội, tuy nhiên con số này vẫn còn khá khiêm tốn.

Những người cai nghiện nhiễm HIV/AIDS thường chỉ tiếp cận được những việc làm đơn giản (ảnh minh họa)

Gian nan con đường tìm việc

Tính đến tháng 6-2015, số người nhiễm HIV còn sống ở Việt Nam được báo cáo là khoảng 227.000 trường hợp với trung bình 12.000 - 14.000 ca nhiễm mới mỗi năm và có khoảng 75.000 người tử vong do AIDS được báo cáo. Đáng chú ý theo số liệu thống kê, có đến 75% người nhiễm HIV/AIDS chỉ tốt nghiệp THCS, nghề nghiệp không ổn định, thu nhập thấp.
Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) quy định, người sử dụng lao động không được có các hành vi: Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV; ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV; từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV; Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV… Quy định là vậy song theo kết quả khảo sát ở 1.500 người thuộc 4 nhóm yếu thế tại 7 tỉnh, thành phố của Bộ LĐB &XH cho thấy, đa số người nhiễm HIV/AIDS không có việc làm ổn định. Họ làm việc tự do hoặc làm việc theo thời vụ, thu nhập rất bấp bênh, thường chỉ từ 1-3 triệu đồng/tháng.
Thực tế cho thấy hiện có rất ít các doanh nghiệp dám nhận những lao động bị nhiễm HIV vì những đối tượng này không đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe, trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp  rất sợ ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín khi có nhiễm HIV vào làm việc. Trong khi đó hiện nay nhà nước cũng chưa có chính sách hay hỗ trợ nào  cho doanh nghiệp khi nhận người nhiễm HIV/AIDS vào làm việc. Điều này càng khiến con đường tìm kiếm việc làm của người nhiễm HIV thêm khó khăn. 
Tại hội thảo mới việc làm cho lao động yếu thế khi đề cập tới vấn đề việc làm cho người nhiễm HIV nhiều Sở LĐTB & XH các địa phương phản ánh, việc tạo việc làm cho người sau cai đã khó việc tạo việc làm cho người nhiễm HIV còn khó hơn, thậm chí rơi vào bế tắc. Bởi vì sợ bị phân biệt đối xử, sợ bị kỳ thị nên nhiều người nhiễm HIV thà chấp nhận thất nghiệp chứ không dám tiết lộ tình trạng bệnh của bản thân, không dám đến các cơ quan chức năng xin hỗ trợ việc làm. Hơn nữa theo quy định, người nhiễm HIV được bí mật về tình trạng bệnh của mình. Vì thế, khi một tổ chức đứng ra bảo lãnh, liên hệ đào tạo nghề hay xin việc cho họ rất dễ gặp vướng mắc khi người đứng đầu cơ sở đó đòi hỏi phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm thì mới tiếp nhận. Bên cạnh đó việc vay vốn để người nhiễm HIV tự sản xuất không hề đơn giản.

Cần có chính sách hỗ trợ cụ thể

Theo Quyết định 29/2014/QĐ-TTg “Về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện  bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương” từ ngày 15-6-2015, hộ gia đình và người nhiễm HIV sẽ được vay vốn để sản xuất. Theo đó người vay có thể vay vốn nhiều lần. Mức vay tối đa đối với cá nhân là 20 triệu đồng/người và mức vay tối đa đối với hộ gia đình là 30 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên trong giai đoạn 2015-2016 mới chỉ được thực hiện thí điểm tại 15 tỉnh/thành phố và từ năm 2017 sẽ triển khai rộng trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” giai đoạn 2009-2020 cũng chỉ rõ: Mọi lao động nông thôn có cơ hội được học nghề để tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống mà không phân biệt giữa người nhiễm HIV hay không nhiễm.
Có thể thấy những chính sách trên thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với các đối tượng chưa có việc làm  hoặc việc làm  chưa ổn định. Đây cũng là cơ hội để người nhiễm bệnh được học nghề và kiếm việc làm. Tuy nhiên, thực tế số lượng người trong nhóm dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS tìm được việc làm không nhiều. Nguyên nhân do người nhiễm HIV mặc cảm, tự ti với bệnh tật, phần khác còn thiếu mạnh dạn và chưa suy nghĩ nghiêm túc trong việc chọn nghề để học. Bên cạnh đó vẫn chưa có nhiều chính sách đặc thù, riêng biệt cho người nhiễm HIV nên việc tiếp cận chính sách đối với người nhiễm HIV gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy, để giúp người nhiễm HIV có việc làm ổn định Nhà nước cần có những chính sách cụ thể để khuyến khích và hỗ trợ việc làm cho người có HIV và ảnh hưởng của HIV/AIDS.   

 Lan Hương

_________________________________________________________

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ