A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Hàng trăm tấn bột mì hết đát sắp làm bột ngũ cốc

08:23 | 21/05/2016

Lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện tới hơn 132 tấn bột mì nguyên liệu (khoảng 5.300 bao) đã hết hạn sử dụng; 1,6 tấn bột mì có dấu hiệu chỉnh sửa hạn sử dụng

Số bột mì hết đát bị phát hiện

Đội quản lý thị trường (QLTT) quận Tân Bình TP.HCM vừa phát hiện hơn 140 tấn bột mì hết “đát” (hạn sử dụng), không nhãn mác và có biểu hiện của việc chỉnh sửa “đát” tại nhà kho của Công ty NHHH Phương Nga, địa chỉ nằm trên đường Bàu Bàng, phường 13, quận Tân Bình.

Điều đáng chú ý, Công ty NHHH Phương Nga là công ty chuyên kinh doanh, sản xuất bột ngũ cốc. Thế nên một cán bộ kiểm tra cho biết, nếu không phát hiện kịp thời nhiều khả năng số bột mì quá đát này sẽ được làm bột ngũ cốc.

Được biết trước đó qua quá trình trinh sát, tổ công tác Đội QLTT Quận Tân Bình đã bất ngờ kiểm tra đột xuất kho chứa hàng của Công ty Phương Nga. Vào thời điểm kiểm tra trong kho chứa có nhiều công nhân đang làm việc.

Lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện tới hơn 132 tấn bột mì nguyên liệu (khoảng 5.300 bao) đã hết hạn sử dụng; 1,6 tấn bột mì có dấu hiệu chỉnh sửa hạn sử dụng, 7,5 tấn bột mì không có nhãn mác. Tại kho, lực lượng kiểm tra còn thấy nhiều bao bì in chữ 555 cũng được tìm thấy trong kho của Công ty Phương Nga

Được biết, tại kho của Công ty Phương Nga lực lượng chức năng còn tìm thấy hàng ngàn bao bì không in hạn sử dụng. Do đó ,cơ quan chức năng đã tiến hành niêm phong tất cả số bột mì hết hạn sử dụng và chưa rõ nguồn gốc nói trên để tiếp tục làm rõ vụ việc.

Bị bắt vì bán 600 hộp sâm dỏm

Ba đối tượng Lê Thế Roan (47 tuổi, ngụ ở quận 8, TP.HCM), Giang Kim Cường (44 tuổi, ngụ ở quận 11, TP.HCM), Trần Huệ San (ngụ ở quận 11, TP.HCM) vừa bị công an TP.HCM bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi “Buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.

Được biết, qua trinh sát Giang Kim Cường bị cán bộ điều tra Công an TP.HCM bắt quả tang đang bán gần 600 hộp sâm có nhãn hiệu khá nổi tiếng trên thị trường nghi là hàng giả cho Lê Thế Roan tại một căn nhà ở ấp 3 xã Bình Hưng huyện Bình Chánh, TP.HCM. Khám xét căn nhà trên, lực lượng chức năng thu thêm 5 hộp thực phẩm chức năng nghi là hàng giả.

Từ lời khai của Roan, cơ quan chức năng mở rộng khám xét một căn nhà khác ở cùng ấp nơi Roan thuê làm kho chứa hàng, và nhà của Trần Huệ San ở quận 11, TP.HCM, lực lượng chức năng phát hiện thêm một lượng lớn thực phẩm chức năng các loại và cả dụng cụ kích dục nam nữ...

Đại diện công ty phân phối độc quyền một số nhãn hiệu thực phẩm chức năng nổi tiếng xác nhận toàn bộ thực phẩm chức năng bị thu giữ không phải là sản phẩm do công ty nhập khẩu và phân phối. Theo lời khai ban đầu của Roan tại cơ quan điều tra, Roan đặt mua số sâm trên từ một đối tượng tên Cường với giá 110.000 đồng/hộp để bán lại cho các trình dược viên đưa ra thị trường tiêu thụ.

Điều đáng nói, dù biết số thực phẩm chức năng mình mua là giả nhưng vì muốn hưởng lợi nên Roan vẫn thực hiện. Riêng Cường và San không thừa nhận số hàng bị thu giữ là của mình mà khai chỉ đứng ra bán thuê cho một đối tượng người nước ngoài để hưởng hoa hồng.

Cảnh báo về tình trạng ngộ độc thực phẩm

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM vừa cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm với số người mắc lên đến 248 người (gần bằng với số người mắc trong năm 2015 là 268 người).

Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM tình hình ngộ độc thực phẩm đang thay đổi theo chiều hướng tăng về số vụ lẫn số người mắc.

Cũng theo bà Mai, trong những năm gần đây, tỷ lệ ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn gia tăng. Nếu như trước đây tỷ lệ ngộ độc thực phẩm do các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn chiếm khoảng 33%, thì trong 3 gần đây tỷ lệ ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn tăng cao.

Đáng chú ý là đã xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể ở trong các trường học. Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm tập thể cũng có xu hướng gia tăng tại các bếp ăn ở khu công nghiệp - khu chế xuất.

Trong năm 2015 có 6 vụ ngộ độc thực phẩm thì đã có đến 4 vụ do cơ sở cung cấp thức ăn sẵn gây ra; còn trong 4 tháng đầu năm 2016 có 5 vụ ngộ độc thực phẩm thì 3 vụ là do các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn gây ra.

Theo bà Mai, trong các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân do vi sinh vật chiếm tỷ lệ cao nhất - lên đến 52%, kế đến là các nguyên nhân do thực phẩm bị biến chất, hóa chất tồn dư... 

NGUYỄN SÁNG

                                                                                                                                 (KTGĐ số 19)
 

 

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ