A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Thoát nghèo từ một dự án

15:33 | 05/04/2017

Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đang tạo được sự đồng thuận cao trong đông đảo người dân, thông qua việc triển khai hợp phần hỗ trợ sinh kế, dự án đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số từng bước thoát nghèo, vươn lên làm chủ cuộc sống.

Một hộ chăn nuôi bò ở xã Xuân Phú, huyện Ea Ka (Đắc Lắc) từ Dự án Giảm nghèo Tây Nguyên.

1. Trong các địa phương được Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên triển khai nhiều hợp phần phải kể đến Tà Bhinh, huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam. Tà Bhinh là địa phương nơi mà đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn nên khi triển khai dự án, người dân rất phấn khởi và nhiệt tình tham gia. 

 Được cán bộ dự án hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật, người dân tại thôn Pà Xua, xã Tà Bhing đã tham gia nhiều mô hình chăn nuôi. Dự án đã cấp 11 con bò sinh sản cho 11 hộ nghèo để xóa đói giảm nghèo. Ông Pơ Loong Ban, thôn  Pà Rồng, xã Tà Bhing được Dự án hỗ trợ 1 con bò giống trị giá 30 triệu đồng.

Khi tham gia vào nhóm hộ nuôi bò này, ông Pơ Loong Ban còn được trao toàn bộ số tiền để tìm mua bò giống ưng ý nhất. Đồng thời được hỗ trợ kinh phí để làm chuồng trại kiên cố chăn nuôi bò. Sau một thời gian chăm nuôi con bò của gia đình ông Pơ Loong Ban phát triển rất nhanh và đã sinh được bê con rất khỏe mạnh. Cơ hội thoát nghèo đã được mở ra. 

Hay như các chị em phụ nữ tham gia Nhóm cải thiện sinh kế (LEG) nuôi gà đã biết làm chuồng trại, tường rào kiên cố. Từ khi triển khai mô hình nuôi gà này, đàn gà của nhóm hộ phát triển tốt và giúp tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Điển hình như hộ chị Alăng Thái là thành viên của nhóm, sau khi được cấp gà về nuôi, chăm sóc theo đúng kỹ thuật đến nay mô hình của chị Thái phát triển khá tốt. Nhiều gà đẻ trứng, bổ sung chất dinh dưỡngcho bữa ăn hàng ngày của gia đình. 

Chọn mô hình nuôi gà có chuồng trại vì lâu nay, người dân ở xã Tà Bhinh vẫn chăn nuôi gia cầm theo cách thả rông, gà chậm lớn, không mang lại hiệu quả kinh tế. Triển khai mô hình nuôi gà, bò sinh sản, heo  giúp cho các nhóm hộ nâng cao ý thức chăn nuôi có chuồng trại, hạn chế dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó, bà con tham gia nhóm LEG còn được cán bộ Ban phát triển dự án xã, cán bộ phụ trách xã Tà Bhing thường xuyên đến đôn đốc và hướng dẫn bà con cách làm chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi.

Không chỉ hỗ trợ sinh kế giúp người dân thoát nghèo Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tỉnh Quảng Nam đã đầu tư xây dựng cầu treo dân sinh nhằm tạo điều kiện cho bà con trong thôn, trong xã đi lại thuận tiện. Công trình cầu treo dân sinh bắt qua suối Tà Bhing hoàn thành vào tháng 12 năm 2015 giúp bà con lên rẫy một cách dễ dàng, không ngại mưa lũ như trước nữa. Cùng với đó là các công trình giao thông nông thôn được xây mới từ Dự án tạo điều kiện cho bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện.

2. Theo thống kê của tỉnh Gia Lai, nếu như trong năm 2015 chỉ có 68 nhóm sinh kế với khoảng 2.000 hộ được hưởng lợi từ dự án, thì đến giữa năm 2016 đã tăng lên 134 nhóm với khoảng 6.000 hộ hưởng lợi. Tùy theo từng vùng khí hậu cũng như nhu cầu thị trường, các nhóm hưởng lợi tự nguyện đề xuất từng loại cây trồng - vật nuôi phù hợp để được dự án hỗ trợ và cùng nhau phát triển.

Ngoài các loại cây truyền thống như ngô lai, lúa lai, mía..., các nhóm cải thiện sinh kế đã chọn và mở rộng thêm nhiều loại cây bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.        

Chư Ngọc là xã đặc biệt khó khăn của huyện vùng xa Krông Pa, tỉnh Gia Lai với 90% dân số là người dân tộc thiểu số; kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm tới hơn 40%.

Thời gian qua chính quyền địa phương đã tranh thủ mọi nguồn lực được đầu tư, ưu tiên lồng ghép phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở với mục tiêu hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đưa bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới hơn. 

Theo ông Hà Văn Vinh, Phó Chủ tịch xã Chư Ngọc, sau 2 năm triển khai Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, cùng với việc chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế, xã đã triển khai được 3 mô hình kinh tế hiệu quả với 10 nhóm đồng sở thích, trong đó 2 nhóm nuôi bò sinh sản, 7 nhóm nuôi dê sinh sản, 1 nhóm nuôi gà.

Đến nay, đàn bò đã sinh được 12 con bê, đàn dê sinh được 50 con, chất lượng đàn bò, dê và gà đều đang sinh trưởng, phát triển tốt. Từ kết quả đạt được, trong năm 2017 này xã mạnh dạn đăng ký giảm hơn 7% hộ nghèo. 

Còn tại Quảng Ngãi, được triển khai từ cuối năm 2014, Dự án giảm nghèo khu vực Tây nguyên bước đầu mang lại cơ hội sinh kế cho hơn 1.200 hộ gia đình nghèo ở 15 xã thuộc 3 huyện miền núi trong tỉnh là Sơn Tây, Sơn Hà và Ba Tơ. Năm 2015, dự án đã đầu tư 88 Tiểu dự án sinh kế hỗ trợ người dân trong vùng dự án thoát nghèo với tổng kinh phí đầu tư hơn 10 tỷ đồng.

Đến quý 1/2016 đã có 226 tiểu dự án hỗ trợ sinh kế cho dân. Trong đó, dự án đã hỗ trợ 166 con trâu, bò, hơn 4.400 gia cầm để giúp các hộ nghèo trong vùng dự án phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. 

3. Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên thực hiện trong 6 năm (2014 - 2019) với tổng nguồn vốn 165 triệu USD, tương đương 3.465 tỷ đồng VND từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới.

Mục tiêu phát triển của dự án là nâng cao mức sống thông qua cơ hội cải thiện sinh kế ở các xã nghèo bằng cách: cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; tăng tính tự chủ và cơ hội sinh kế trên cơ sở củng cố an ninh lương thực và dinh dưỡng; nâng cao năng lực cán bộ các cấp để thực hiện hiệu quả dự án... 

Sau một thời gian triển khai tại nhiều địa phương Dự án đang tạo được sự đồng thuận cao trong đông đảo người dân, đặc biệt bước đầu đã gặt hái được những kết quả tích cực, tạo nền tảng thuận lợi giúp người nghèo nơi đây có được cơ hội thoát nghèo.

Những công trình thiết thực, những mô hình sinh kế phát huy hiệu quả được triển khai tại xã Tà Bhing, Chư Ngọc…cũng như nhiều địa phương khác trong thời gian qua đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi vốn còn nhiều khó khăn, giúp bà con cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên thực hiện trong 6 năm (2014 - 2019) với tổng nguồn vốn 165 triệu USD, tương đương 3.465 tỷ đồng VND từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu phát triển của dự án là nâng cao mức sống thông qua cơ hội cải thiện sinh kế ở các xã nghèo.

Nguyễn Hải

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ