A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tín hiệu tích cực từ đường sắt

08:29 | 29/08/2018

Nhiều năm qua, tình trạng đường sắt lạc hậu, xuống cấp, không thu hút được hành khách và dần bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh với đường bộ và hàng không giá rẻ là điều ai cũng biết.

Tuy nhiên, rất có thể tình trạng này sẽ được cải thiện khi đang có nhiều dấu hiệu hồi sinh của ngành vận tải có lịch sử hơn một trăm năm này. Trong đó, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bố trí 7.000 tỷ đồng tiền vốn để cải tổ các dự án đường sắt cấp bách, nằm trên tuyến TP HCM - Hà Nội được dự báo sẽ mang lại nhiều thay đổi lớn, tích cực cho đường sắt.

Ngành đường sắt đang có nhiều thay đổi tích cực.

Ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt cho biết, với nguồn vốn trên, đơn vị này sẽ ưu tiên thực hiện các công trình thiết yếu để tăng năng lực thông qua và cải thiện vận tốc các khu đoạn đoàn tàu. “Theo tính toán, nếu muốn tăng vận tốc đoàn tàu thì chi phí cải tạo hệ thống đường ray và đoàn tàu sẽ rất lớn. Mà việc tăng không đáng kể. Vì thế, mục tiêu của ngành đường sắt là tăng năng lực thông qua, nghĩa là giúp cho ngành đường sắt vận chuyển được nhiều hơn trên cùng một tuyến vận tải”- theo ông Minh.

Cụ thể hơn, thời gian tới, ngành đường sắt sẽ cải tạo, nâng cấp khoảng 111 cây cầu yếu dọc tuyến đường từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn đồng thời đồng nhất tải trọng tất cả các cây cầu. Mục tiêu là tại các điểm này, đoàn tàu có khả năng chạy với tốc độ 80km/h và tăng tải trọng lên thêm 8,4 tấn/toa. Ngoài ra, ngành đường sắt cũng sử dụng nguồn vốn để cải tạo thanh tà vẹt, đường ray, nhà ga và mở mới thêm 12 nhà ga có nhiều nhu cầu vận tải. Và, dự kiến khi hoàn thành vào năm 2021, năng lực của ngành đường sắt sẽ được cải tạo đáng kể. Thay vì vận chuyển 18 đôi tàu/ngày đêm như hiện nay, đơn vị này có thể cho thông qua 23-25 đôi tàu trong thời gian trên.

Tuy nhiên, không chỉ có việc thay đổi hạ tầng, thời gian gần đây, ngành đường sắt cũng đang từng bước có những thay đổi tích cực về phục vụ, vận tải với những đối tượng hành khách cụ thể. Trong đó, việc tập trung khai thác các cung đoạn ngắn kết hợp với du lịch địa phương cũng giúp ngành đường sắt chiếm được một lượng hành khách đáng kể. Theo đó, nếu quãng đường di chuyển là 30 giờ (từ TP HCM đi Hà Nội) thì thời gian chênh lệch giữa đường sắt và đường hàng không là rất lớn.

Tuy nhiên, nếu chỉ đi những chặng ngắn như TP HCM - Nha Trang, Phan Thiết, Quy Nhơn hay Hà Nội - Vinh, Đồng Hới, Đà Nẵng hay Nha Trang - Đà Nẵng, Huế… với quãng đường khoảng từ 300 đến 700 cây số thì thời gian chênh lệch không nhiều. Những chặng này, với nhiều hãng hàng không, cộng thêm chi phí làm thủ tục, chờ đợi có thể mất khoảng 5 giờ đồng hồ, chưa kể việc chậm, hủy chuyến. Trong khi với quãng đường như vậy, ngành đường sắt đảm bảo khoảng 10 giờ đồng hồ một cách chính xác. Đây là thời gian chênh lệch có thể chấp nhận được với mức giá vé thấp hơn rất nhiều của ngành đường sắt. Ngoài ra, đường sắt cũng có lợi thế về các dịch vụ vận tải hàng hóa đi kèm, phù hợp với nhiều đối tượng người dân hơn.    

Đoàn Xá

    Nguồn: Đại đoàn kết

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ