A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng: Nhiều vấn đề vẫn "nóng"

15:22 | 09/06/2021

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND tỉnh đã thực hiện giám sát chuyên đề về chấp hành pháp luật và nghị quyết của HĐND tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và việc giao đất, giao rừng để thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nhiều vấn đề liên quan đã được chỉ ra và đến nay vẫn chưa hết “nóng”.

Tháng 12-2017, HĐND tỉnh đã tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề về chấp hành pháp luật và nghị quyết của HĐND tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và việc giao đất, giao rừng để thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ hoạt động này, đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã chỉ ra nhiều tồn tại, bất cập và hạn chế trong công tác quản lý của các cấp, ngành, các địa phương về lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

Theo báo cáo giám sát của HĐND tỉnh, từ năm 2014 đến 2017, tỉnh đã ban hành gần 40 văn bản tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Trong đó, có một số văn bản quan trọng như: Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 19-1-2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 10-10-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường các giải pháp khôi phục và phát triển rừng bền vững; Chương trình 13-CTr/TU ngày 19-5-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng…

Tuần tra rừng ở Vườn Quốc gia Yok Đôn.

Không thể phủ nhận những giải pháp được ngành chức năng triển khai quyết liệt đã góp phần kiềm chế các “điểm nóng” về an ninh rừng. Tuy nhiên, tình trạng khai thác rừng trái phép nói riêng và vi phạm pháp luật về rừng vẫn xảy ra và ngày một tinh vi, manh động hơn. Vì vậy, những tồn tại mà hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đã chỉ ra từ năm 2017 như: tiềm năng, lợi thế về rừng và đất rừng của tỉnh chưa được phát huy hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội; trách nhiệm của chủ rừng chưa rõ, nhiều nơi rừng “không có chủ”; lực lượng quản lý, bảo vệ rừng còn buông lỏng quản lý; công tác phối hợp trong quản lý, bảo vệ rừng chưa hiệu quả; xử lý vi phạm lâm luật chưa nghiêm nên thiếu sức răn đe… đến nay vẫn còn là vấn đề thời sự.

Báo cáo giám sát về công tác quản lý, bảo vệ rừng và việc giao đất, giao rừng để thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách tỉnh đã đề xuất 11 kiến nghị, đề xuất đối với Trung ương và UBDN tỉnh như: Phát huy vai trò giám sát của người dân, cộng đồng; tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình hành động của Chính phủ, của Tỉnh ủy về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành về lâm nghiệp, xây dựng lực lượng Kiểm lâm đủ mạnh; đánh giá lại hiệu quả công tác quản lý, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng của các công ty, doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân được giao đất, giao rừng để thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp; chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc bàn giao diện tích đất thu hồi tại các dự án thực hiện không đúng phương án bị thu hồi; rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến rừng, chất lượng rừng, đặc biệt đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; xử lý kiên quyết theo quy định của pháp luật đối với những địa phương, đơn vị quản lý bảo vệ rừng để mất rừng và đất rừng bị lấn chiếm…

Theo ông Nguyễn Ngọc Những, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, từ những kiến nghị, đề xuất này, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội chung tay bảo vệ, phát triển rừng; xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các hành vi vi phạm; nhiều vụ vi phạm đã được khởi tố hình sự, nhất là trong việc làm rõ trách nhiệm liên quan đến chủ rừng.

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Để bảo đảm những kiến nghị, đề xuất từ các chương trình giám sát được thực thi triệt để và toàn diện thì công tác hậu giám sát cũng đóng vai trò quan trọng và cần được quan tâm hơn.

Ngọc Khuê

Bài viết gốc: http://baodaklak.vn/channel/3485/202105/cong-tac-quan-ly-bao-ve-phat-trien-rung-nhieu-van-de-van-nong-5736865/

 

    Nguồn: Báo Đắk Lắk Điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ