A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cư Kuin đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

14:31 | 17/12/2014

Qua 3 năm phát động và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo huyện Cư Kuin đã có những đổi thay, chuyển biến rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở…

Đưa chúng tôi đi xem những con đường giao thông nông thôn tại thôn 8 (xã Ea Tiêu) được người dân đóng góp công sức và kinh phí để bê tông hóa, ông Hồ Văn Hạnh, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Chỉ cách đây hơn 1 năm thôi, các con đường này vào mùa thu hoạch cà phê người dân còn đang rất vất vả trong việc vận chuyển nhưng năm nay thì xe có thể chạy bon bon. Hiện xã Ea Tiêu đã xây dựng 7 tuyến đường nội thôn, buôn, với tổng chiều dài 13,55 km và đường vào bãi rác huyện dài 1,5 km. Tổng kinh phí là gần 9,4 tỷ đồng, trong đó nhân dân địa phương đã đóng góp bằng vật liệu, ngày công lao động và tự giải phóng mặt bằng là hơn 2,1 tỷ đồng”.

Mô hình trồng tiêu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Trong ảnh: Chị Lê Thị Hằng, thôn 23, xã Ea Ning (Cư Kuin) đang phơi tiêu.

Mô hình trồng tiêu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Trong ảnh: Chị Lê Thị Hằng, thôn 23, xã Ea Ning (Cư Kuin) đang phơi tiêu.

Để có được sự tin tưởng của người dân như vậy, không chỉ riêng xã Ea Tiêu mà ngay từ năm 2011, các cấp chính quyền huyện Cư Kuin đã rất chú trọng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới. Ngoài việc thường xuyên tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống truyền thanh của huyện, xã, các đoàn thể của huyện cùng với cấp ủy đảng đã lồng ghép trong các chương trình, hội nghị để tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện cũng đã phê duyệt Đề án “Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Kuin giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến năm 2020” và phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện”, kêu gọi nhân dân hưởng ứng hiến đất, phá tường rào, giải tỏa mặt bằng và đóng góp công sức, kinh phí xây dựng nông thôn mới. Từ những chủ trương đúng đắn, cụ thể đó, bà con đã nhận thức được mục đích chương trình và đồng lòng chung tay xây dựng nông thôn mới. Tính đến nay, người dân cùng chính quyền địa phương đã nâng cấp, kiên cố hóa và mở rộng 43 tuyến đường, đoạn đường giao thông các loại với tổng chiều dài 76,2 km, kinh phí thực hiện hơn 40 tỷ đồng, trong đó kinh phí do người dân đóng góp là gần 11 tỷ đồng, nâng chiều dài của các đường được nhựa hóa, bê tông hóa trên toàn huyện lên 224,5 km. 16 công trình, hạng mục công trình thủy lợi cũng đã được xây dựng, sửa chữa với tổng kinh phí hơn 29 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 94 triệu đồng, nâng tổng số kênh mương được kiên cố hóa lên 76,6 km. Bên cạnh đó người dân cũng đã tự đóng góp gần 103 triệu đồng để làm đường điện chiếu sáng tại các khu dân cư… 

Nhân dân thôn 8, xã Ea Tiêu đóng góp công sức và kinh phí  làm đường giao thông nông thôn.

Nhân dân thôn 8, xã Ea Tiêu đóng góp công sức và kinh phí làm đường giao thông nông thôn.

Không chỉ chú trọng về xây dựng hạ tầng cơ sở, các cấp chính quyền của huyện luôn có những chính sách để định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu lao động, các hoạt động đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất đến với người dân. Tính đến nay, huyện đã đào tạo nghề cho 3.850 người và tạo việc làm mới cho 6.124 lao động; hình thành vùng sản xuất cà phê bền vững với tổng diện tích 1.673,9 ha cà phê Robusta đạt tiêu chuẩn 4C và UTZ, cho sản lượng hơn 6.000 tấn; xây dựng thành công 18 mô hình sản xuất hiệu quả; cấp gần 40.000 cây phân tán cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trồng trên nương rẫy tại các xã Dray Bhăng, Ea Bhôk, Ea Ning, Ea Ktur, Cư Êwi. Công tác giảm nghèo được triển khai tích cực, các chính sách hỗ trợ người nghèo được thực hiện đồng bộ và đạt hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm vượt kế hoạch đề ra. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 16,86%, thì đến nay đã giảm còn 7,36%. Công tác môi trường được chú trọng, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường được kiểm tra và xử lý. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trên địa bàn đạt 61,25% và đã quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung của huyện tại xã Ea Tiêu với tổng kinh phí hơn 11,7 tỷ đồng. Người dân đã xây dựng 235 công trình khí sinh học, góp phần giảm ô nhiễm môi trường nông thôn…

Ông Nguyễn Văn Khôi, Trưởng Phòng NN&PTNN, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện cho biết: lúc bắt tay vào thực hiện Chương trình, huyện chỉ có 1 xã đạt được 7 tiêu chí, 3 xã đạt 6 tiêu chí, còn lại là từ 2 đến 4 tiêu chí. Thế nhưng, đến nay huyện đã có 1 xã đạt 12 tiêu chí, 2 xã đạt 10 tiêu chí, 2 xã đạt 8 tiêu chí, còn lại là từ 4 đến 7 tiêu chí. Đây là kết quả sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện, sự nỗ lực của các cấp chính quyền mà đặc biệt là sự đóng góp của nhân dân trên địa bàn huyện. Từ nay đến hết năm 2015, huyện Cư Kuin phấn đấu có 2 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới là: Hòa Hiệp và Ea Tiêu; đến năm 2020, toàn huyện sẽ hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Hoàng Gia

    nguồn: baodaklak.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ