A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chất cải tạo đất biến thành phân bón bằng cách đặt tên mập mờ

15:26 | 24/05/2016

Tại một số tỉnh Tây Nguyên, chúng tôi vô cùng bất ngờ khi thấy bày bán rất nhiều sản phẩm là chất cải tạo đất, song bằng sự lắt léo trong việc đặt tên đã nghiễm nhiên được nâng tầm lên thành phân bón.

Rất nhiều sản phẩm chất cải tạo đất được biến thành phân bón

Vôi không phải phân bón

Sử dụng vôi trong nông nghiệp quá quen thuộc với người nông dân Việt Nam. Tác dụng của vôi được các nhà khoa học và thực tiễn chứng minh giúp khử chua, hạ phèn, cân bằng độ pH cho đất. Tuy nhiên, vôi chưa bao giờ được liệt vào phân bón mà chỉ là chất cải tạo đất.

Vậy mà trong quá trình khảo sát một loạt đại lí vật tư nông nghiệp thuộc tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai… những ngày giữa tháng 5, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy vôi bột, đá vôi sống, quặng dolomite, đất sét, cao lanh… được bày bán công khai như phân bón.

Cách phổ biến nhất trong việc biến chất cải tạo đất thành phân bón hiện nay là các sản phẩm được doanh nghiệp đặt tên rất buồn cười như “lân vôi”, “vôi lân”…

Tại kho đại lí phân bón Thu Tân, phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai, chúng tôi thấy bày bán vôi lân Thành Lợi của Cty TNHH Sản xuất Vôi lân Thành Lợi, địa chỉ tại xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Buồn cười ở chỗ, công thức và tên viết hóa học của vôi trên bao bì của Thành Lợi viết sai là CA thay vì CaO.

Tiếp tục tìm hiểu tại đại lí phân bón Thu Nhạn, địa chỉ thôn La Sơn, xã Chư Hdrông, TP Pleiku, chúng tôi dễ dàng bắt gặp thêm sản phẩm với tên gọi “vôi lân” nhưng không hề có lân. Đó là phân bón vôi lân Thiên Long 2 của Cty TNHH SX & TM Vôi Hà Nam, địa chỉ xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Đặc biệt, tại đại lí phân bón Đức Nhân, xã Diên Phú, TP Pleiku, ngay tại mặt tiền vị trí trang trọng nhất của cửa hàng này treo tấm biến quảng cáo sản phẩm lân vôi, dolomite nguyên chất của Tập đoàn Vôi đá Dolomite Ninh Bình, bên cạnh là đống sản phẩm cao chót vót.

Theo quy hoạch ngành hóa chất phân bón Việt Nam đến năm 2030, nước ta chỉ các nhà máy sản xuất phân lân như sau: Phân lân nung chảy (Cty Phân lân Nung chảy Văn Điển, Cty Phân lân Ninh Bình, Cty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao); Super lân (Cty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Nhà máy Supe Long Thành - Cty Phân bón miền Nam, Nhà máy Supe lân Lào Cai - Cty Vật tư Nông sản và Nhà máy Supe lân Đức Giang - Cty Hóa chất Đức Giang); Phân bón DAP (Nhà máy DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai).

Dù thực tế chỉ là chất cải tạo đất bởi nguyên liệu chế biến từ đá vôi, quặng dolomite, đất sét, cao lanh… nhưng giá bán của các sản phẩm “vôi lân” hay “lân vôi” tại Tây Nguyên ngang ngửa, thậm chí cao hơn các sản phẩm phân lân chính danh trên thị trường hiện nay.

Lân và vôi khác nhau xa

Việc các doanh nghiệp lạm dụng tên gọi “lân vôi” hay “vôi lân” tràn lan hiện nay không đúng cả về mặt khoa học cũng như trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về quản lí phân bón và ngành phân bón thế giới không có sản phẩm hay thuật ngữ nào thế này.

Thực tế, phân lân có nguyên liệu sản xuất chính từ quặng apatit với công thức hóa học là P2O5, trong khi “vôi lân” hay “lân vôi” có nguyên liệu đầu vào là vôi bột, vôi sống hoặc đá dolomite, công thức hóa học lần lượt là CaO, CaCO3, MgCO3.

Do đó, hai sản phẩm này khác xa nhau từ nguyên liệu, thành phần hóa học đến phương pháp sản xuất cũng như công dụng với cây trồng. Từ căn cứ khoa học trên có thể khẳng định, phân lân là phân lân mà vôi là vôi chứ không có “vôi lân” hay “lân vôi” như nhiều doanh nghiệp đang quảng cáo.

Phải chăng, chỉ phân lân nung chảy có chứa vôi với hàm lượng CaO 25 - 35% còn trong vôi bột hay đá vôi không bao giờ có lân (P2O5). Thực tế, đa phần các sản phẩm “vôi lân” hay “lân vôi” chúng tôi bắt gặp tại Tây Nguyên đều không có P2O5, thiết nghĩ nên liệt kê chúng vào nhóm chất cải tạo đất chứ không thể gọi là phân bón.


Vôi từ chất cải tạo đất được phù phép thành phân
 lân

Hơn nữa, trong lịch sử ngành phân bón cũng như chiếu theo quy định tại Việt Nam, nước ta hiện chỉ cấp phép lưu hành 3 loại phân lân. Đó là phân lân nung chảy, super lân và phân lân trong sản phẩm phân bón phức hợp DAP.

Nếu là phân lân nung chảy, hàm lượng P2O5 tối thiểu phải từ 13% trở lên; thuộc super lân P2O5 không được thấp hơn 15% và phân DAP thì P2O5 phải từ 45% trở lên.

Cả ba sản phẩm phân lân được sản xuất tại Việt Nam hiện nay đều có một điểm chung là sử dụng nguyên liệu quặng apatit được khai thác từ mỏ apatit duy nhất của Việt Nam thuộc tỉnh Lào Cai.

NGUYÊN HUÂN - TS

 
 

 

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ