A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Trắng tay vì vượt biên

09:29 | 11/08/2015

Nghe lời dụ dỗ, xúi giục của các đối tượng phản động, hàng trăm người dân đã vượt biên để rồi khi quay về phải lâm cảnh trắng tay, nợ nần

Thời gian gần đây, có khoảng 700 người trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia, Thái Lan… với mong muốn được định cư ở nước thứ ba. Tuy nhiên, phần lớn họ đều phải quay về, gây nhiều hệ lụy cho bản thân và xã hội.

Bị các thế lực phản động lôi kéo

Tin lời dụ dỗ ngon ngọt của các đối tượng Fulro lưu vong, mới đây, 5 người gồm Nay Biên, Rcăm Y Pin, Rơ Măh Y Jang, R’ô Y Piông và Kpă Nek, cùng ngụ huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, đã vượt biên sang Campuchia. Sau những tháng ngày lưu lạc cơ cực, họ được chính quyền địa phương đón về. Ngày 6-8, tại buổi phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, 5 người này đã kể lại câu chuyện về những ngày tháng cực khổ, sống chui lủi trên đất Campuchia. Họ cũng mong chính quyền, già làng và bà con trong buôn tha thứ, giúp đỡ để trở lại hòa nhập với cộng đồng.

Dù điều kiện kinh tế khá giả nhưng Kpă Nek (bìa phải) vẫn bị lừa gạt vượt biên

Dù điều kiện kinh tế khá giả nhưng Kpă Nek (bìa phải) vẫn bị lừa gạt vượt biên

Anh R’ô Y Piông cho biết đầu năm 2015, có người tới nhà bảo tôi vượt biên, sang Campuchia sẽ có người bảo lãnh qua Mỹ làm những công việc đơn giản nhưng thu nhập rất cao, vài tháng là có cả trăm triệu đồng. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tôi đã vay 35 triệu đồng để trang trải chi phí đi theo họ. Không ngờ đó chỉ là những lời dụ dỗ khiến tôi nợ nần chồng chất.

Còn gia đình Kpă Nek thì có điều kiện kinh tế khá giả nhất nhì trong buôn với hơn 8 ha cà phê, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhưng tin lời các đối tượng phản động cũng tham gia vượt biên. “Họ nói qua Campuchia ít ngày sẽ được sang Mỹ làm việc với thu nhập 300 USD/ngày. Nhẩm tính, chỉ cần làm 1 năm là có hàng tỉ đồng nên tôi gom góp tiền vượt biên cùng họ. Khi đến Campuchia, chúng tôi bị nhốt trong 1 nhà trọ chật chội, cũ kỹ, ăn uống kham khổ, lúc đó mới biết bị lừa. Ở đấy được 1 tháng thì chúng tôi tìm cách thoát được ra ngoài tìm đường về đến cửa khẩu và được Công an huyện Ea H’leo đưa về nhà. Tôi tốn hết hơn 30 triệu đồng nhưng cũng may là về được nhà an toàn” - Kpă Nek kể.

Tình hình vượt biên hết sức phức tạp

Thông tin từ hội nghị sơ kết kế hoạch tăng cường lực lượng đấu tranh phòng chống người vượt biên trái phép trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức vào tháng 6 vừa qua cho biết tình hình người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên sang các nước còn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do hoạt động lôi kéo của các tổ chức phản động, đặc biệt là Fulro và cái gọi là “nhà nước Tin Lành Đề-ga”. Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số vượt biên với mục đích kinh tế, mong muốn định cư ở nước thứ ba.

Tại hội nghị, các ý kiến cho rằng để tiếp tục đấu tranh, ngăn chặn hoạt động vượt biên, chính quyền địa phương cần phát huy vai trò quản lý địa bàn, không để kẻ xấu kích động, lôi kéo người dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động để đồng bào đề cao ý thức cảnh giác, không tin, không nghe kẻ xấu dụ dỗ. Lực lượng chức năng tiếp tục bóc gỡ các tổ chức, đối tượng phản động, lôi kéo người dân vượt biên. Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, an sinh xã hội nhằm cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo ông Phùng Thế Vinh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, thời gian gần đây, có khoảng 700 người vượt biên trái phép. Có nhiều trường hợp bán hết nhà cửa, cả gia đình vượt biên, khi quay về đã tạo gánh nặng cho địa phương vì phải cấp đất cho họ sinh sống.

Trước tình hình trên, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với lực lượng chức năng của các nước triển khai các biện pháp đấu tranh ngăn chặn, bắt giữ các đối tượng vượt biên trái phép. Riêng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tiếp tục cử đoàn công tác làm việc với các tỉnh gần biên giới Việt Nam để đề nghị phối hợp ngăn chặn, không tiếp tay cho những trường hợp vượt biên.

 

Lấy chồng ngoại không hôn thú

Theo thống kê của UBND huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, hiện trên địa bàn các xã giáp biên giới với Campuchia như Ia Pnôn, Ia Dom, Ia Nan... có 73 người Campuchia có vợ hoặc chồng là người Việt Nam. Từ đó, có tới tổng cộng 218 người thuộc diện hôn nhân có yếu tố nước ngoài (vợ hoặc chồng là người nước ngoài, sau đó sinh con).

Đáng nói là đa số những trường hợp này chỉ về sống chung với nhau theo phong tục của người dân tộc địa phương (J’rai) chứ chưa hoàn tất các thủ tục về hôn nhân theo quy định của pháp luật.

Ví dụ trường hợp của Siu Xinh (SN 1986, quê huyện Ozadao, tỉnh Ratanakiri - Campuchia), sang làm rẫy thuê cho ông Rơ Châm Chiếk (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) và lấy Rơ Mah H’Xị (SN 1994, con gái ông Chiếk). Chung sống 9 năm qua, đến nay họ đã có 2 đứa con song Xinh và H’Xị mới chỉ kết hôn theo phong tục của người J’rai chứ chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Già H’Liêk (gần 70 tuổi, quê huyện Ozadao, tỉnh Ratanakiri) về sống chung với bà Rơ Châm Phơ (60 tuổi, ngụ làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từ năm 1973. Hiện hai người đã có với nhau 7 mặt con nhưng cũng không hề có giấy hôn thú.

Tình trạng trên gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc quản lý nhân khẩu, làm quốc tịch, giải quyết chế độ cho con cái của họ đi học.

H.Thanh

 

Bài và ảnh: CAO NGUYÊN

    nguồn: Nld.com.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ