A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Văn hóa giả tràn lan Tây Nguyên

08:27 | 14/10/2013

Ngày 11 – 10, tại Hà Nội, nhà văn Nguyên Ngọc đã có buổi trò chuyện với bạn văn và độc giả sau một ngày cuốn sách "Các bạn tôi ở trên ấy” – cuốn bút ký về vùng đất Tây Nguyên được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng văn chương 2013.

Trong cuộc trò chuyện, nhà văn đã cảnh báo một thứ văn hóa giả đang tràn lan ở vùng đất Tây Nguyên.

Nhà văn Nguyên Ngọc kí tặng sách độc giả 

Mở đầu, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết: Thăng trầm cùng lịch sử, đến năm 1904, Tây Nguyên mới chính thức trở về Việt Nam. Tuy đến chậm, nhưng hòa nhập nhanh và sâu sắc. Hiện dân số Tây Nguyên có trên 5, 5 triệu người, một sự tăng chóng mặt về cơ học chứ không phải tự nhiên. Ở Tây Nguyên hiện có đầy đủ 54 dân tộc của đất nước Việt Nam. Về môi trường cũng biến đổi rất nhiều.

Một điều đáng chú ý là một bộ phận lớn người di cư không có văn hóa ứng xử với rừng. Theo nhà văn, rừng là gốc của văn hóa Tây Nguyên. Khi UNESCO cộng nhận danh hiệu thế giới cho không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cũng chính là công nhận làng và rừng ở vùng đất này. Người Tây Nguyên sống chìm trong rừng, còn người di cư vào lại rất sợ rừng. Người ta nhìn rừng là gỗ, là tài nguyên, nhìn rừng là hau háu thấy gỗ. Làm giàu bằng gỗ, khai thác gỗ. Đó là một trong những tác nhân phá rừng nghiêm trọng. Về rừng tự nhiên Tây Nguyên cơ bản đã hết.

Câu hỏi đặt ra là rừng Tây Nguyên có tái sinh được không? Các nhà khoa học cho rằng, rừng nhiệt đới có thể tái sinh, nếu ta có gan để chừng trên 50 năm không động đến rừng Tây Nguyên. Một chuyên gia về rừng nói một điều sâu sắc: Trong rừng không phải cây gì cũng giống cây gì, có những loại cây nòng cốt. Cũng giống như trong xã hội, có những con người nòng cốt, nếu ta tiêu diệt những người nòng cốt thì xã hội đó không phục hồi được. Tự nhiên và xã hội là vậy. Với rừng những năm qua ta đã diệt những cây gỗ quý giá là nòng cốt của rừng. Cho nên khi mất rừng rồi con người Tây Nguyên sẽ bơ vơ đến như thế nào.

Còn với những ngôi nhà rông đã vắng bóng dần, những ngôi nhà được dựng lại mô hình phục vụ du khách chứ không phải những ngôi nhà rông, nhà dài giữa làng như trước đây nữa. Đó là những thứ giả tạo, mà sự giả tạo ấy đã có mặt ở hầu hết các điểm du lịch ở Tây Nguyên…

Nghe nhà văn Nguyên Ngọc trò chuyện về Tây Nguyên để thấy hơn ông thương, ông hiểu và ông sống với Tây Nguyên nồng nàn, da diết dường nào.Với ông, Tây Nguyên là câu chuyện không bao giờ kết thúc. Cảm ơn Tây Nguyên đã cho chúng ta một nhà văn, một nhà văn hóa Nguyên Ngọc. Và Tây Nguyên cũng biết ơn Nguyên Ngọc như một người bảo vệ văn hóa của Tây Nguyên. Cuộc trò chuyện cũng như cuốn sách của ông đều là những cảnh báo mong những người có trách nhiệm trả lại những gì thuộc về Tây Nguyên.

T.Kiệt

    Nguồn: đaidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ