A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Ghập ghềnh chuyện tái canh cà phê ở Tây Nguyên

07:59 | 06/07/2013

Tây Nguyên và đặc biệt là ở tỉnh Đắk Lắk là vùng đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu thích hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển như cà phê. Tuy nhiên, loại cây trồng chủ lực trên mảnh đất nhiều tiềm năng này lại đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Hiện nay ở Tây Nguyên có hàng ngàn ha cà phê già cỗi như thế này cần phải thay thế.
 

Những thông số biết nói

Với diện tích hơn 450.000 ha cà phê chiếm hơn 90% diện tích cà phê toàn quốc nên cây cà phê được xem là cây trồng chủ lực của khu vực Tây Nguyên.

Theo thống kê trong 450.000 ha cà phê của khu vực Tây Nguyên đã có hơn 120.000 ha cà phê bị già cỗi (hơn 20 năm tuổi) chiếm tỉ lệ gần 40%. Đây là con số đáng báo động cho ngành cà phê, nếu tình trạng này không sớm có hướng giải quyết dự tính đến năm 2020 thì  hơn 60% diện tích cà phê ở khu vục này sẽ lâm vào tình cảnh tương tự  .

Tình trạng cà phê già cỗi không chỉ là nỗi lo của người trồng cà phê mà các các cấp chính quyền cũng đang đau đầu với tình trạng này, cà phê già cỗi dẫn đến cây kém phát triển, năng suất và chất lượng giảm làm ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của gia đình và khu vực.

Đắk Lắk nơi có diện tích trên 200.000 ha cà phê chiếm hơn 40% diện tích cà phê của khu vực Tây Nguyên với sản lượng cà phê gần 400.000 tấn/năm  đứng đầu cả nước và được mệnh danh là “thủ phủ” cà phê, nhưng trong số đó lại có tới gần 70.000 ha cà phê có độ tuổi từ 18 – 25 năm đã bước sang giai đoạn già cỗi, kém phát triển, năng suất và sản lượng thấp cần phải cần phải cưa đốn, phục hồi hoặc tái canh.

Theo quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk đối với cây cà phê sắp tới thì tỉnh Đắk Lắk sẽ cố gắng đưa tổng diện tích cà phê về khoảng 150.000 ha nhưng sản lượng vẫn đảm bảo hơn 450.000 tấn/năm. Quy hoạch là vậy, nhưng việc tái canh, phục hồi cà phê già cỗi vẫn còn nan giải, trong khi đó cứ qua mỗi năm thì diện tích cà phê già cỗi lại tăng thêm hàng nghìn ha, bước qua độ tuổi sung sức.

Nỗi lo người nông dân

Ông Trần Văn Tình ở thôn 2, xã Ea Nam, huyện Eah’Leo, tỉnh Đắk Lắk cho biết: gia đình ông vào đây lập nghiệp với 2 bàn tay trắng từ năm 1987, kinh tế gia đình hồi đó rất khó khăn tôi và vợ tôi phải đi khai hoang lấy đất trồng ngô, khoai… để nuôi gia đình, làm ăn được khoảng 3 năm nhưng kinh tế gia đình vẫn khó khăn sau đó tôi quyết định trồng thêm cây cà phê, tích tiểu thành đại gia đình tôi cuối cùng cũng có được 1 vườn cà phê xanh tươi với diện tích 1,5 ha.

 

Rất hiếm vườn cà phê  cho quả nhiều và trẻ như thế này ở Tây Nguyên


Từ khi cà phê bắt đầu có thu hoạch thì kinh tế gia đình tôi khấm khá hơn đã có của ăn của để, tính đến nay vườn cà phê của gia đình tôi cũng đã được hơn 20 năm và bắt đầu già cỗi.

Những năm trước khi cây cà phê còn sung sức thì mỗi năm gia đình tôi cũng được từ 7- 8 tấn/mùa (cà phê nhân xô), khoảng vài năm trở lại đây do cà phê đã già cỗi nên sản lượng đã giảm xuống rất nhiều chỉ còn được khoảng 3 tấn/mùa trừ hết chi phí thì cũng chẳng còn được bao nhiêu, mà tôi phải nuôi 3 đứa đang ăn học nên cũng gặp khó khăn, sau đó tôi quyết định trục hết gốc những cây đã già cỗi để trồng lại cây mới, vì khi trồng mới thì 3 năm sau mới bắt đầu có thu hoạch nên tôi phải trồng mới dần dần chứ không thể nào một lúc thay mới hoàn toàn.

Ông Nguyễn Văn Vinh, ngụ ở xã Đức Mạnh huyện Đắk Mil – Đắk Nông cho biết: tôi cà 2ha cà phê ngay cạnh đường Quốc lộ 14 đã mua được 5 năm nay, thời điểm tôi mua cà phê khoảng gần 20 năm tuổi, mấy năm trước khi cà phê đang còn sức trẻ thu nhập tương đối cao, tuy nhiên thời điểm này cà phê già rồi, thu nhập không bao nhiêu, tôi đang có ý định phá cà phê trồng một nữa hô tiêu một nữa làm cà phê như thế họa may mới chịu nỗi chi phí.

Việc tái canh cây cà phê luôn gặp khó khăn vì nguồn sâu bệnh tích lũy trong đất qua mấy chục năm canh tác, nguy hiểm nhất trong số này là tuyến trùng hại rễ.

Với những vườn không bị nhiễm tuyến trùng hại rễ, đất phải được nghỉ ít nhất 2 năm, còn nếu có tuyến trùng thời gian nghỉ có thể lên đến 4 năm. Và trong thời gian đó nhà nông không được trồng các loại cây lấy củ như sắn, khoai lang… làm đất thêm bạc màu và nhiễm nhiều mầm bệnh hơn. Thay vào đó chỉ được trồng các loại cây họ đậu. Thế nhưng các cây họ đậu lại cho giá trị kinh tế không cao không thể chịu nổi chi phí cho 4- 6 năm vừa nghỉ đất để cải tạo lại vườn cây.

Không chỉ việc buộc phải cưa đốn cây để tái canh ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân mà chi phí tái canh cũng là một áp lực không nhỏ. Tính toán cho thấy với chi phí tái canh bao gồm giống, phân bón, kỹ thuật… cho 1 ha cà phê trên 100 triệu đồng, nên việc tái canh cây cà phê là rất khó khăn cần phải có một bước đột phá.

    theo tamnhin.net

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ