Xen canh cà phê - sầu riêng, mô hình thu tiền tỷ
13:50 | 03/05/2017
Với giá bán như hiện nay, 1ha cà phê xen canh sầu riêng này sẽ cho doanh thu gần 800 triệu đồng, cá biệt năm 2016 có hộ thu về 1,2 tỷ/ha đồng từ bán sầu riêng...
Những ngày cuối tháng 4 đang trong cao điểm mùa khô thế nhưng vườn cà phê xanh mướt, trĩu trịt quả con, bên những luống cà phê là những hàng sầu riêng đã hơn mười năm tuổi được trồng để che nắng, che gió cho cà phê lúc lỉu quả báo hiệu một mùa bội thu nữa của Cty TNHH MTV Cà phê Phước An.
Tiên phong xen canh
Dẫn chúng tôi đi thăm những lô cà phê được trồng xen với sầu riêng làm cây che bóng, che gió cho cây cà phê, ông Hồ Sỹ Trung, Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Cà phê Phước An (huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk) kể: Cà phê là cây ưa bóng và cần chắn gió thì mới phát triển bền vững được, chính vì vậy khi người Pháp thành lập các đồn điền cà phê tại Tây Nguyên họ bao giờ cũng trồng cây che gió, che bóng.
Còn bây giờ trên Tây Nguyên bạt ngàn những rẫy cà phê thế nhưng việc trồng cây che bóng, che gió cho cà phê thì chưa được người dân quan tâm đã đẩy những rẫy cà phê nhanh chóng bị suy kiệt, tốn nước tưới trong mùa khô. Với Cty Cà phê Phước An chúng tôi đã có cách làm khác mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Mô hình xen canh cà phê - sầu riêng thu tiền tỷ
Theo ông Trung, toàn bộ diện tích cà phê của Cty được sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ Certified. Sản phẩm của Cty đã chinh phục được các thị trường khó tính như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Phần Lan, Hà Lan, Bỉ, Singapore, Nhật Bản... luôn mang đến cho đối tác, bạn hàng sự tin cậy và hài lòng, xứng tầm thương hiệu cà phê nhân chất lượng cao.
Mặc dù đạt được nhiều thành quả nhưng trong hơn 40 năm hình thành và phát triển Cty gặp không ít khó khăn thử thách. Vào những năm 2002, 2003 khi giá cà phê xuống thấp tình hình sản xuất và đời sống của công nhân lao động gặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm cà phê thu được không đủ bù cho chi phí ngày công lao động, lúc này vườn cây bắt đầu già cỗi khiến cho năng suất giảm sút nghiêm trọng.
Trước những khó khăn đó, cuối năm 2004, ban lãnh đạo Cty đứng đầu là ông Trần Minh Thụy, Chủ tịch HĐTV Cty đã khởi xướng mô hình xen canh thí điểm cây sầu riêng tại đồn điền cà phê rộng hơn 1.000ha của Cty. Mặc dù khi thực hiện có rất nhiều người phản đối và kiên quyết không làm theo vì theo họ cà phê là cây cho thu nhập chủ lực, nhưng với bản lĩnh của một người đứng đầu doanh nghiệp, ông Thụy vẫn kiên trì triển khai mô hình.
Ông Trương Quang Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Cty Cà phê Phước An chia sẻ, năm 2004 khi đưa ra mô hình trồng xen do chưa có kết quả khảo sát đánh giá nên các hộ dân nhận khoán tỏ ra không tin tưởng và nhiều người sau khi nhận lô đã phá bỏ cây sầu riêng. Còn đối với các hộ không phá thì mấy năm qua đã vươn lên trở thành tỷ phú.
Theo ông Tuấn, để vườn cà phê không ảnh hưởng nhiều Cty đã trồng mật độ rất thưa, mỗi hecta chỉ trồng 121 cây sầu riêng giống cơm vàng hạt lép. Hiện toàn bộ công ty có hơn 419ha cà phê trồng xen sầu riêng do 517 hộ tham gia nhận khoán chăm sóc và hưởng lợi. Trung bình mỗi cây sầu riêng 10 năm tuổi cho thu hoạch khoảng 2 tạ quả.
Với giá bán như hiện nay, 1ha cà phê xen canh sầu riêng này sẽ cho doanh thu gần 800 triệu đồng, cá biệt năm 2016 có hộ thu về 1,2 tỷ/ha đồng từ bán sầu riêng. Không những vậy cà phê là cây ưa bóng, sầu riêng lại là cây có tán rộng, khi trồng xen canh sẽ có tác dụng hỗ trợ cho nhau. Sầu riêng không chỉ giúp che nắng mà còn tận dụng được lượng nước và phân dư thừa bón cho cây cà phê. Còn đối với những vườn cà phê trồng dưới tán sầu riêng mặc dù đã bị lão hóa nhưng năng suất vẫn ổn định từ 2 - 2,5 tấn/ha.
Giúp bà con no ấm
Ông Y Blet Niê, ở buôn Yung, xã Ea Yông, huyện Krông Păk, hợp đồng nhận khoán với Cty 1,35ha cà phê trong đó có 120 cây sầu riêng trồng xen cà phê nhiều năm nay vẫn nghĩ mình đang mơ khi có trong tay cả mấy tỷ đồng thu được từ vườn sầu riêng trồng xen được Cty bàn giao. Ông Y Blet Niê kể: “Sau khi nhận khoán vườn cà phê xen sầu riêng do Cty trồng, tôi cũng không tin loại cây này sẽ cho thu nhập cao như vậy. Được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, gia đình tôi làm theo, mùa đầu cây cho quả bán được giá gia đình thu về hơn 500 triệu đồng chưa kể sản lượng cà phê nhận khoán”.
Vườn sầu riêng xen canh cà phê cho thu nhập tiền tỷ của gia đình ông Y Blet Niê
Sầu riêng mặc dù là cây che bóng nhưng lại là thu nhập chính nên các hộ nhận khoán quyết tâm chăm sóc, học hỏi kỹ thuật chăm bón cho sầu riêng. Riêng năm 2016, nhờ sầu riêng gia đình ông Y Blet Niê thu về trên 1 tỷ đồng. Có vốn ông tiếp tục đầu tư chăm bón và tiến hành tái canh lại diện tích cà phê già cỗi. Cũng nhờ sầu riêng gia đình ông đã xây dựng lại nhà cửa khang trang, mua sắm thêm máy móc phục vụ sản xuất và còn mua chiếc ô tô con gần 1 tỷ đồng.
Còn đối với gia đình bà H’Vin Niê, buôn Yung 2, xã Ea Yông, trước đây có hoàn cảnh khó khăn, đất đai ít, con cái đông nên dù chăm chỉ làm lụng suốt ngày trên rẫy thì cái đói cái nghèo luôn đeo bám. Từ khi nhận khoán 5 sào cà phê xen canh sầu riêng của Cty gia đình đã có cuộc sống sung túc.
Bà H'vin cho biết: “Sau khi nhận hợp đồng chăm sóc vườn cây hàng năm nộp sản lượng cà phê nhận khoán, gia đình tôi còn được bàn giao thêm 60 cây sầu riêng trong vườn cà phê. Mấy năm qua khi sầu riêng cho thu hoạch mỗi năm gia đình tôi thu nhập trên 300 triệu đồng. Vừa được thu cà phê, vừa có thêm thu nhập nhiều từ cây sầu riêng gia đình mua thêm mấy sào đất để canh tác lúa nước".
Hiện toàn Buôn Jung có 112 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nhận khoán vườn cây cà phê của Cty với trên 100ha. Buôn không còn hộ nghèo đói, tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng nhiều, trong các hộ hiện có 5 hộ đã mua được xe ô tô con tiền tỷ. Cùng với bà con tại chỗ nhiều hộ người Kinh cũng trở thành tỷ phú nhờ mô hình xen canh cà phê - sầu riêng và đã có 7 gia đình trong Buôn Jung mua ô tô con, xây dựng nhà cửa trị giá từ 500 triệu đồng đến gần 2 tỷ đồng.
Sức sống mới của bà con buôn Yung
Ông Nguyễn Văn Hải nhận khoán 9,4ha cà phê xen sầu riêng mỗi năm thu hàng chục tỷ đồng chia sẻ: “Mặc dù cà phê đã già cỗi nhưng với sự ham học hỏi và tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc nên năng suất vườn cà phê của tôi vẫn đạt trên 3 tấn nhân/ha, còn sầu riêng mỗi năm 1ha thu nhập trên 800 triệu đồng".
Những năm qua nhờ giá cả sầu riêng và cà phê ổn định nhiều hộ dân nhận khoán vườn cây của Cty Cà phê Phước An đã vươn lên trở thành tỷ phú nhờ mô hình xen canh sầu riêng trong vườn cà phê. Thấy mô hình xen canh mang lại hiệu quả, nhiều hộ trong vùng cũng chuyển đổi trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê để tăng thêm thu nhập.
Ông Hồ Sỹ Trung: "Bên cạnh mô hình trồng xen sầu riêng cho thu nhập cao, năm 2014 Cty chúng tôi tiếp tục triển khai trồng xen canh cây bơ Booth trên hơn 400ha cà phê và đến nay đã trồng được trên 100ha. Việc trồng bơ vừa giúp tạo cây che bóng cho cây cà phê, vừa mang hiệu quả kinh tế. Nhằm nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm, chúng tôi đã thực hiện thí điểm thành công mô hình sản xuất sầu riêng, bơ theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời Cty đã đăng ký thương hiệu “Sầu riêng Phước An”, “Bơ Phước An” và đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp quyền sở hữu". |
MAI PHƯƠNG - TUẤN ANH
Nguồn: Nongnghiep.vn
CÁC TIN KHÁC
- Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt bình quân 600-650 triệu USD/năm (12/07/2017)
- Tập huấn kỹ thuật cho nông dân trồng cà phê Buôn Ma Thuột (11/07/2017)
- Sẽ triển khai 200 mô hình trình diễn sản xuất và tái canh cà phê bền vững (14/06/2017)
- Ra mắt Tổ hội nghề nghiệp trồng cây cà phê xen cây hồ tiêu (31/05/2017)
- Đắk Lắk có 2 Hội Những người sản xuất cà phê bền vững cấp huyện (23/05/2017)
- Cần hiểu đúng "cà phê sạch" (24/04/2017)
- Phát triển cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu: Đâu là giải pháp? (31/03/2017)
- Phát triển cà phê bền vững: Chưa sát với thực tế (22/03/2017)
- Nâng cao giá trị cà phê Việt (14/03/2017)
- Tìm bản sắc cho cà phê Việt (13/03/2017)
- Lợi nhuận cà phê, nước ngoài hưởng (13/03/2017)
Đắk Lắk có 2 thí sinh tham gia vòng Chung kết Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ VI
Sau vòng Chung kết cấp tỉnh Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên”, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã lựa chọn 2 thí sinh xuất sắc đại diện cho tỉnh Đắk Lắk...
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nhiều nội dung, hoạt động hấp dẫn
- Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê
- Dư vị... cà phê miễn phí
Giá cà phê tăng 1,2 triệu đồng/tấn
Giá cà phê trong nước ngày 2-5 đã tăng 1,2 triệu đồng/tấn, lên trên dưới 38 triệu đồng/tấn.
- Sẽ áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột coffee cho mô hình điểm
- Bản tin thị trường cà phê ngày 12/12/2014
- Bản tin thị trường cà phê ngày 28/10/2014
- Trải nghiệm với cà phê Buôn Ma Thuột
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024
- Cơ hội lớn của Đắk Lắk
- Trao giải Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số năm 2024
- Xe máy va chạm với ô tô: Hai thanh niên tử vong trên đường đi cấp cứu
- Tạm dừng cấp, đổi giấy phép lái xe từ 15/10
- Khởi tố 22 thanh, thiếu niên chạy xe la hét gây náo loạn
- Đồng chí Huỳnh Thị Chiến Hòa giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Siết chặt cấp phép và khai thác khoáng sản
- Tắt sóng 700 ngàn thuê bao điện thoại "cục gạch" 2G sau ngày 15-10
- Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh 900-1.000 đồng/lít
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN