A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tái canh cây cà phê

15:16 | 06/03/2015

Trăm cái khó gói tín dụng 12.500 tỷ đồng cho chương trình vay để tái canh cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2013 – 2015 đã kích hoạt, nguồn vốn đã sẵn sàng nhưng tiến độ giải ngân còn rất chậm… vậy đâu là nguyên nhân?

 
Việc trẻ hóa diện tích cà phê già cỗi đang rất cấp bách
 
Hiện nay cả nước có khoảng 622 nghìn héc ta cà phê, riêng thủ phủ cà phê Tây Nguyên chiếm gần 95% diện tích và 99% sản lượng. Trong đó diện tích cà phê đang trong độ tuổi kinh doanh là 487 nghìn héc ta, chiếm 88, 7% cà phê kinh doanh cả nước. Theo số liệu tổng hợp của các tỉnh Tây Nguyên, diện tích cà phê cần tái canh (tính đến năm 2020) gần 200 nghìn héc ta (chiếm 17.3% diện tích cà phê toàn vùng). Trong đó, nhiều nhất là tỉnh Đắk Lắk hơn 85 nghìn héc ta, Lâm Đồng 59 nghìn, Gia Lai 27, 3 nghìn héc ta… ngoài ra còn khoảng hơn 40 nghìn héc ta cà phê từ 15 – 20 năm tuổi có biểu hiện già cỗi, cần tái canh hoặc chuyển đổi cây trồng thích hợp. 
 
Có thể nói, việc "trẻ hóa” diện tích cà phê già cỗi, đang bị nhiễm bệnh là rất cần thiết và cấp bách, vì nó tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê. Tuy nhiên, thực hiện việc tái canh còn gặp nhiều khó khăn như khâu tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, ảnh hưởng đến thu nhập, kỹ thuật canh tác và chọn giống… khiến người nông dân chưa mặn mà với chương trình tái canh cây cà phê.
 
Thực tế chỉ ra rằng, có hơn 80% diện tích cà phê đang canh tác toàn vùng Tây Nguyên thuộc hộ gia đình. Theo ý kiến của nhiều hộ nông dân thì trong những năm qua giá càphê luôn bấp bênh và  trồng càphê không có lãi nhiều nên họ không tích lũy được vốn, hơn nữa chi phí tái canh 1 héc ta cà phê cần từ 100 – 150 triệu đồng, bao gồm giống, phân bón, kỹ thuật… Ông Nguyễn Đình Sỹ (thôn 2, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, Gia Lai) than phiền: Vườn cà phê hơn 1.5 héc ta gần 30 năm nay đã già cỗi nhiễm bệnh, năng suất thấp cần phá bỏ nhưng giờ không có vốn để tái canh hoặc chuyển đổi cây trồng.
 
Ngoài ra lãi suất vốn ưu đãi cho vay để tái canh còn cao (10%/năm), nếu có vay tối đa cũng chỉ được 80% tổng chi phí tái canh. Trong khi, để tái canh cà phê mất rất nhiều thời gian và trong thời gian tái canh không có thu nhập, rủi ro tái canh cao, lại gánh thêm khoản lãi suất ngân hàng, thủ tục tiếp cận nguồn vốn ưu đãi còn nhiều bất cập khiến nông dân còn e dè, không dám mạo hiểm. Như vậy, nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn của người nông dân thì việc tái canh cây cà phê sẽ rất khó thành hiện thực.
 
Mặc dù Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo tái canh cây cà phê, phê duyệt dự án phát triển giống, ban hành quy trình tái canh và định mức kinh tế…phổ biến những mô hình luân canh, tái canh phân tán để giảm bớt những khó khăn cho người trồng cà phê nhưng xem ra vẫn chưa có hiệu ứng tích cực.
 
Để chương trình tái canh cây cà phê nhanh chóng triển khai và tái canh có hiệu quả cần sự vào cuộc đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phương và có giải pháp thiết thực nhất để hỗ trợ, khuyến khích người nông dân nhập cuộc.
 
Phạm Hưởng

    nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ