A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên (Bài 3)

09:57 | 28/07/2013

Để đưa kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên phát triển, song song với việc phát triển cây công nghiệp điển hình nơi đây, cần chú trọng phát triển các lĩnh vực sau:

1. Phát triển chăn nuôi:

Lợi thế của Tây Nguyên là phát triển chăn nuôi đại gia súc, cá nước lạnh trên các hồ thủy lợi, thủy điện và các thủy vực cho phép ở một số địa phương như Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Nơi đây đã và đang phát triển nuôi cá nước lạnh với qui mô công nghiệp lớn, cần nghiên cứu tổng kết rút kinh nghiệm và qui hoạch phát triển trong thời gian tới.

Phát triển nghề nuôi ong mật, giá trị sản phẩm mật ong của Tây Nguyên chiếm khoảng 50% giá trị của toàn quốc với kim ngạch xuất khẩu khoảng 100 triệu USD/năm. Hiện nay và tương lai, cần thiết phải nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật sản xuất sữa ong chúa, phấn hoa để sản xuất các thực phẩm chức năng, dược phẩm, trên cơ sở khai thác mùa hoa tự nhiên của cây rừng và cây trồng khác. Đảm bảo phát triển sản lượng lớn, ổn định và chất lượng cao để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

2. Phát triển công nghiệp

Tây Nguyên cần xem xét và không nên phát triển thêm các nhà máy thủy điện nữa, tập trung công nghiệp khai khoáng nhất là khai thác và chế biến bauxit, công nghệ chế biến alumin tiến tiến, hiệu suất thu hồi nhôm cao, xử lý bùn đỏ tốt nhất, các loại khoáng sản khác cần chờ thời cơ công nghệ tiến tiến để đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường cao nhất.

Xúc tiến đầu tư, phát triển kinh tế Tây Nguyên

Công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp…


3. Vấn đề tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Cần điều tra, đánh giá số lượng, loại hình các doanh nghiệp ở Tây Nguyên trong đó có loại hình doanh nghiệp quốc doanh, dân doanh và so sánh với cả nước. Đánh giá về tổ chức, hiệu quả hoạt động của các nông lâm trường quốc doanh, diện tích đất đai, tài nguyên do đối tượng doanh nghiệp này quản lý. Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, diện tích đất, tài nguyên các loại do loại hình doanh nghiệp này ở Tây Nguyên quản lý là rất lớn nhưng hiệu quả chưa cao. 

Riêng về diện tích trồng cà phê thuộc các nông lâm trường đã giao khoán sản phẩm đến hộ sản xuất, các mô hình sản xuất về lương thực, chăn nuôi, mô hình cổ phần hóa ở những nơi thành công cần nghiên cứu nhân rộng.

Chúng tôi cho rằng cần tập trung, đánh giá, cương quyết đổi mới hệ thống tổ chức các nông lâm trường quốc doanh. Xác định lại quyền sử dụng rừng, đất rừng để tổ chức khai thác có hiệu quả với tinh thần tự chủ và chịu trách nhiệm cao về quản lý tài nguyên. Nếu cứ để tình trạng các lâm trường như hiện nay rừng không có chủ, tài nguyên rừng, đất rừng mất dần và trở thành sở hữu tư nhân, mục đích của rừng là thay đổi, có nhiều tiêu cực. Có thể cho phép nông lâm trường có thể tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại cây công nghiệp như cà phê, cao su, macca, điều, các loại gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ.

Tiếp tục đánh giá việc giao khoán, bảo vệ rừng nếu thấy không có hiệu quả như mong muốn thì dừng lại, tìm giải pháp, chính sách hiệu quả hơn.

Nghiên cứu mô hình hoạt động của Công ty cà phê Trung Nguyên, phát triển và thực hiện ý tưởng xây dựng Tây Nguyên thành trung tâm cà phê lớn nhất Việt Nam, Buôn Ma Thuột là thủ phủ của cà phê. Nghiên cứu chuỗi giá trị từ khâu trồng đến chế biến và tiêu thụ cà phê. Đảm bảo lợi ích cộng đồng người dân tộc thiểu số, tôn giáo, nơi có điều kiện khó khăn…

4. Vấn đề dân tộc tôn giáo:

Phát triển dân số Tây Nguyên ổn định, bền vững. Qui mô dân số ở Tây nguyên như hiện nay là hợp lý, nên khuyến khích tăng cơ học dân số bằng nguồn nhân lực đã qua đào tạo, thợ lành nghề, trình độ cao, dịch vụ…Giải pháp là tổ chức tốt các trường, viện ở Tây Nguyên theo yêu cầu phát triển của các địa phương. Chính sách ưu đãi, thu hút, thay đổi chất lượng nguồn lao động của Tây Nguyên. Các chính sách này cần mạnh mẽ hơn, ưu đãi hơn, chi phí cao hơn cho con em đồng bào dân tộc theo hình thức tuyển sinh, nội trú trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay lĩnh vực này đã cố gắng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tương xứng với điều kiện, tiềm năng. Có nguy cơ tạo ra những lỗ hổng về giáo dục, dẫn đến mất niềm tin của đồng bào dân tộc.

Tôn giáo: điều quan trọng là tổ chức tốt tuyên truyền, vận động, quản lý tốt việc phát triển của các loại hình tôn giáo, đạo giáo. Chúng ta không nên nói là người khác truyền đạo trái phép mà có cách tuyên truyền chính xác hơn.
Gần đây có một xu hướng có thể nói là tiến bộ. Một bộ phận đồng bào dân tộc tại chỗ hướng theo đạo phật ngày càng nhiều, do vậy cần có nghiên cứu định hướng để đảm bảo tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng đối với họ.

Phải sớm có điều tra, đánh giá ban ban hành một số chính sách phù hợp có hiệu quả về vấn đề quan hệ, cơ cấu dân tộc Tây Nguyên, ngăn ngừa nguy cơ xung đột sắc tộc và tạo sự đoàn kết thống nhất, cùng tồn tại và phát triển của các dân tộc ít người với người kinh ở Tây Nguyên.
 
5. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Tây Nguyên

Hiện nay và tương lai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển Tây Nguyên có ba vấn đề lớn cần quan tâm đầu tư đó là giao thông và nước.

Cần có chính sách đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên.

- Vấn đề phát triển hạ tầng giao thông: hiện nay ngoài đường bộ, đường hàng không từ các nơi đến Tây Nguyên hiện chưa có phương tiện giao thông nào khác. Phát triển đường bộ nối cả nước với Tây Nguyên càng sớm càng tốt, hệ thống đượng bộ hiện có đang xuống cấp nghiêm trọng và quá tải ở các quốc lộ: 14, 19, đường Hồ Chí Minh, 26, 28… hệ thống các con đương này cần phải được nâng cấp ngay ít nhất đạt chuẩn của đường cấp 3 đồng bằng. Nên xây dựng đường Hồ Chí Minh là cao tốc song song với quốc lộ 1A. Hệ thống đường liên tỉnh, đường liên huyện nhiều nơi đã xuống cấp, hư hỏng cần nâng cấp ngay. Đảm bảo giao thông thông suốt ở các mùa trong năm. Sớm xây dựng đường giao thông ở Tây Nguyên bằng bê tông xi măng. Sớm đưa dự án xây dựng đường sắt từ Miền trung và Thành phố Hồ Chí Minh lên Tây Nguyên vào triển khai thực hiện.

- Giải quyết vấn đề nước cho Tây Nguyên: đáp ứng yêu cầu nước tưới cho cây nông nghiệp và cây công nghiệp. Nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân Tây Nguyên trong cả mùa khô và mùa mưa. Xem xét lại cơ cấu cây trồng giảm nhu cầu nước tưới, nâng cao hiệu quả sử dụng nước tưới cho cây trồng. Cần có giải pháp sử dụng các nguồn nước từ các hồ thủy điện, hồ thủy lợi một cách hiệu quả nhất.

- Phát triển hệ thống cung cấp điện, viễn thông: hiện nay mạng lưới điện và viễn thông ở Tây Nguyên thua kém rất nhiều so với các vùng khác, do vậy cần có giải pháp đầu tư sớm xây dựng các hệ thống truyền tải điện, mạng lưới viễn thông, dịch vụ cho các khu dân cư, khu công nghiệp và đáp ứng qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Ngoài ra, cần có chính sách luân chuyển, thu hút cán bộ; chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay, Tây Nguyên là vùng có số dự án FDI thấp nhất cả nước. Kêu gọi các nhà đầu tư, thu hút các nguồn vốn xây dựng và phát triển Tây Nguyên./.

 

 TS. Nguyễn Văn Lạng

  Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ
 Nguyên Chủ tịch UBND Tỉnh Đắk Lắk

    Nguồn: tamnhin.net

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ