A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Rau răm nhiều dược tính

08:04 | 12/11/2018

Ngoài làm gia vị, rau răm còn được sử dụng như một loại thảo dược có giá trị đặc biệt. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím thường được sử dụng để làm thuốc nhất.

Rau răm còn gọi là thủy liễu, có hương thơm đặc biệt, vị cay, tính ấm, có chứa tinh dầu. Tên khoa học của rau răm là Persicaria Odorata, thuộc họ thân đốt hay họ rau răm. Trong Đông y, rau răm là vị thuốc giúp chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Tác dụng của rau răm khi ăn sống là ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm còn làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.

Người ta thường dùng cả lá và cây rau răm, dùng riêng hoặc phối hợp với những thảo mộc khác khi làm thuốc. Có thể dùng rau tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Tinh dầu lá rau răm còn được dùng trong chăm sóc da và sức khỏe.

Hỗ trợ tiêu hóa, lợi niệu

Lý do mà rau răm là một phần trong ẩm thực của người châu Á vì loại rau này có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, chữa khỏi những vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi và đau bụng.


Nhờ đặc tính lợi niệu tự nhiên, ăn rau răm có thể kích thích tiểu tiện. Hơn nữa, loại rau này còn giúp tẩy độc cơ thể, thanh lọc gan tránh khỏi các loại độc tố khác nhau.

Kháng khuẩn, chữa khỏi các bệnh về da

Tinh dầu lá rau răm chứa nhiều chất kháng ô xy hóa mạnh. Đây là một trong những loại thảo mộc có tác dụng chống lại vi khuẩn như E.coli rất hiệu nghiệm. Với đặc tính kháng viêm, rau răm được dùng để chữa các dệnh về da như các vết loét trên da, mụn trứng cá và phòng ngừa bệnh nấm da.

Rau răm làm thuốc dân gian

Người dân Campuchia cũng dùng rau răm làm gia vị, ngoài ra còn dùng để lợi tiểu, hạ sốt, chống nôn…Theo Nam thần dược liệu, rau răm trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa). Còn trong sách Bản thảo cương mục, rau răm trừ độc trong tôm cá. Các sách về sau còn ghi nhận, rau răm có thể trừ giun sán, chữa thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa kinh nguyệt.

Món nộm rau răm

Bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.

Hắc lào, ghẻ lở: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát xát, còn bã đắp rồi băng lại.

Say nắng: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.

Kém ăn: Rau răm dùng theo gia vị hoặc sử dụng cả cây 10 - 20g, sắc uống sau bữa ăn.

Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng: Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt, băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương thuốc này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu.

Rau răm không thể thiếu trong món miến lươn.

Cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc lấy nước uống.

Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.

Bụng đầy trướng tiêu hóa trì trệ: Rau răm một nắm rửa sạch giã nhỏ lấy nước uống. Bã đem xoa bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).

Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).

Tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.

Rau răm và những công dụng bất ngờ.

Chữa rắn cắn: Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và đưa ngay đến cơ sở y tế.

Đau bụng sán lãi: Rau răm 50g sắc uống.

Đứt tay chảy máu: Rau răm nhai nhỏ đắp nơi bị đứt tay.

Vết thương lở loét lâu lành: Rau răm sao tồn tính tán bột đắp vào nơi da lở loét.

Rôm sẩy ở trẻ nhỏ: Rau răm 100g, cá diếc 1 - 2 con luộc chín lấy thịt nấu canh ăn nhiều lần.

Rau răm dùng phổ biến cho một số món ăn như sau:

Trứng vịt lộn: Rau răm làm giảm mùi tanh của trứng.

Cháo thịt dê: Rau răm có tác dụng khử mùi, ôn hòa.

Lẩu cá kèo: Rau răm chống hoạt tinh.

Chả rươi: Gồm con rươi, trứng rà, vỏ quýt thái chỉ, thêm rau răm để giảm tính hàn của rươi

Các món nghêu, sò, hến: Khi luộc, xào, nấu canh, nấu cháo đều có thêm rau răm, giúp tiêu thực, khử mùi tanh và tăng khẩu vị.

 

Lưu ý:

Rau răm không độc nhưng cũng có thể gây họa nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Ăn nhiều răm răm sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục.

Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn tình dục, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt, dễ bị rong huyết.

Người có thai không nên ăn nhiều rau răm vì có thể sẩy thai. Đặc biệt, người có máu nóng, gầy ốm không nên ăn rau răm.

 

Trường Thi

 

    Nguồn: langvietonline.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ