Bước chuyển sinh kế từ du lịch cộng đồng
14:55 | 25/11/2024
Mỗi điểm đến du lịch cộng đồng ra đời là một cơ hội cho người dân tại chỗ tạo sinh kế, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.
Theo đó, thông qua hoạt động của “ngành công nghiệp không khói” này sẽ tạo động lực đáng kể giúp cộng đồng các dân tộc phát triển kinh tế, xã hội, nhanh chóng góp phần rút ngắn khoảng cách đời sống giữa vùng nông thôn và thành thị.
“Cú hích” phát triển
Mới đây, vào cuối tháng 10/2024, buôn Tơng Jú (xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) đã ra mắt điểm đến du lịch cộng đồng phục vụ du khách tham quan và trải nghiệm. Chị Mý Riam, thành viên của điểm du lịch này chia sẻ: Buôn Tơng Jú có lợi thế về phong cảnh tự nhiên thơ mộng với vườn cây cà phê, hoa trái đủ loại; nhiều ngành nghề truyền thống vẫn còn được gìn giữ như: dệt thổ cẩm, nấu rượu cần, diễn tấu cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống kết hợp với hát múa dân gian…
Đây là những sản phẩm du lịch đặc thù được du khách yêu thích, chọn lựa khi đến Buôn Ma Thuột. Trước đây, cũng như hiện nay, mỗi thành viên ở đây được phân công đảm nhiệm mỗi công việc cụ thể. Người thì trồng rau, nuôi heo, dê, gà và nấu rượu cần; người thì thực hành, giới thiệu văn hóa thổ cẩm, trình diễn văn hóa, văn nghệ nhằm phục vụ du khách ghé thăm. Nhờ vậy không những tạo sinh kế cho hơn 40 hộ thành viên có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống mà còn góp phần kích cầu cho hàng chục gia đình trong buôn tham gia vào chuỗi hoạt động du lịch tại đây.
Những nếp nhà dài ở buôn Akô Dhông (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) rất thu hút du khách. Ảnh: Hữu Hùng
Ông Võ Tiến Dũng, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin TP. Buôn Ma Thuột đánh giá: So với buôn du lịch cộng đồng Akô Dhông (phường Tân Lợi) thì buôn Tơng Jú - ngoài sản phẩm du lịch cùng hệ, còn có thế mạnh kết nối rộng lớn từ nhiều ngành nghề khác nhau trong không gian (qũy đất) vốn dồi dào và đa dạng. Từ nhà dài, bến nước, vườn cây, ao hồ tự nhiên hiện có, điểm du lịch cộng đồng này sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ thông qua sự tham gia đóng góp vật chất và tinh thần của cộng đồng. Qua đó tạo ra nhiều sản phẩm gắn với sinh kế cho mỗi thành viên/hộ gia đình tham gia nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế một cách hiệu quả.
"Các ban, ngành chức năng tiếp tục tiến hành khảo sát thực tế tại một số buôn làng người dân tộc thiểu số tại chỗ để tham mưu cấp thẩm quyền xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn. Qua đó từng bước tạo thêm sinh kế cho người dân, góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho cộng đồng theo hướng ổn định và bền vững hơn”- ông Võ Tiến Dũng, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin TP. Buôn Ma Thuột. |
Theo ông Dũng, từ những điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột như: Buôn Akô Dhông, Tơng Jú... cho thấy, du lịch cộng đồng là sự lựa chọn phù hợp, không những giúp người dân cải thiện đời sống, mà còn góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của mình một cách hiệu quả và bền vững.
Tiếp tục nhân rộng
Bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá: Thực tế cho thấy còn rất nhiều buôn làng có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Ở đó cảnh quan, môi trường còn hoang sơ; vốn văn hóa truyền thống (nhà dài, bến nước, nghi lễ và lễ hội gắn với diễn xướng cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc, hát múa dân gian, tri thức bản địa, sinh hoạt làng nghề…) còn được bảo tồn, gìn giữ. Nhờ vậy, chủ trương tiếp tục nhân rộng mô hình du lịch này là hướng đi đúng đắn và hoàn toàn khả thi.
Đến nay, ngoài các điểm du lịch cộng đồng kể trên đã ra mắt và đi vào hoạt động, còn có một số buôn làng trên địa bàn tỉnh đã dần hình thành những điểm đến khá quen thuộc nhờ sự kết nối, mở rộng từ các tour/tuyến đã có từ trước đó của các doanh nghiệp làm du lịch ở Đắk Lắk. Chẳng hạn như buôn Tuôr (xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột), buôn Trí B (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn), buôn Ya (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông) hay buôn Jun (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk)... Người dân tộc thiểu số tại chỗ đã được hưởng lợi từ hoạt động du lịch mang lại thông qua các đơn vị lữ hành đưa khách đến đây tìm hiểu, khám phá đời sống sinh hoạt của cư dân bản địa.
Du khách tìm hiểu về chế biến rượu cần của đồng bào Êđê ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột. Ảnh: Hữu Hùng
Những nơi khác như buôn M’Liêng (xã Đắk Liêng, huyện Lắk), buôn Kli A (phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ), buôn Đắk Tuôr (xã Cư Pui, huyện Krông Bông), buôn M’Oa (xã Cư Huê, huyện Ea Kar…) cũng có tiềm năng, lợi thế để làm du lịch cộng đồng nhờ bản sắc văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn. Những địa điểm này cũng đã được chính quyền địa phương đưa vào kế hoạch/chương trình phát triển du lịch từ nay đến năm 2030 với sự hình thành ngày càng rõ nét của một số trung tâm du lịch được quy hoạch cấp tỉnh, đóng vai trò thúc đẩy mạnh mẽ như: Hồ Lắk, Hồ Ea Kar - Đồi Chư Cúc, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và Khu căn cứ cách mạng Đắk Tuôr - Krông Bông.
Theo nhận định của Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch Đắk Lắk, những trung tâm du lịch trên sẽ đóng vai trò hạt nhân, tạo “cú hích” cho các buôn làng xung quanh kết nối, hợp tác để hiện thực hóa chính sách phát triển du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm tới.
Đình Đối
Bài viết gốc: https://baodaklak.vn/du-lich/202411/buoc-chuyen-sinh-ke-tu-du-lich-cong-dong-ff31bb9/
Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”
CÁC TIN KHÁC
- Người Việt vẫn mạnh tay chi tiêu cho du lịch (05/12/2024)
- Hướng dẫn phát triển dịch vụ, sản phẩm du lịch trải nghiệm (03/12/2024)
- Du lịch với… chợ! (28/11/2024)
- Việt Nam - Điểm đến di sản hàng đầu thế giới (27/11/2024)
- Lợi ích "kép" từ du lịch - nông nghiệp (26/11/2024)
- Bình yên hồ Lắk (25/11/2024)
- Nhân lực ngành du lịch: Vẫn còn những nỗi lo (22/11/2024)
- Thu hút đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (20/11/2024)
- Huyện Krông Ana: Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng (19/11/2024)
- Để liên kết du lịch phát huy hiệu quả hơn (17/11/2024)
- Đây là lý do khách Việt nườm nượp đi du lịch Hàn Quốc (15/11/2024)
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Giá cà phê hôm nay 3-12: Rớt giá khủng khiếp như bong bóng vỡ
- Giá cà phê hôm nay 5-12: Bật tăng trong bất ngờ
- Giá cà phê hôm nay 4-12: Giá lại giảm mạnh, có nên bán tháo?
- Bộ Y tế: Không đầu cơ, tăng giá thuốc trong dịp Tết 2025
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 27 (mở rộng): Tập trung triển khai thực hiện 4 nhiệm vụ lớn trong năm 2025
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tuỳ thân theo quy định
- Bị chấm dứt hợp đồng lao động do "Gây dư luận xấu"
- Huyện Krông Bông: Phức tạp tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép
- ĐÓN GIÁNG SINH – RINH ƯU ĐÃI CÙNG HYUNDAI ĐẮK LẮK!
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN