A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Luật Giáo dục Đại học quá chú trọng văn bằng

09:09 | 26/10/2017

Đối với các trường ĐH thực hiện tự chủ không được cấp ngân sách chi thường xuyên, Nhà nước cam kết sẽ đặt hàng nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Những khúc mắc này được đề nghị đưa điều này vào trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi bổ sung sắp tới

Cần chú trọng tay nghề hơn bằng cấp.
 
Thiếu tính nhất quán 
 
Theo PGS. TS Hoàng Minh Sơn, tự chủ đại học (ĐH) và hội nhập quốc tế được coi là giải pháp chiến lược đồng thời là mục tiêu của giáo dục ĐH Việt Nam. Đứng trước những yêu cầu đổi mới của sự phát triển, Luật Giáo dục (GD) 2005 và Luật Giáo dục đại hoc (GDĐH) 2012 đã bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt là những điểm liên quan đến tự chủ ĐH và hội nhập quốc tế. 
 
Thứ nhất, hiện nay các mô hình giáo dục ĐH chưa được quy định rõ và đầy đủ trong Luật GDĐH và văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, mô hình ĐH, trường ĐH, học viện chưa được quy định rõ mà chỉ được nêu ra trong Luật trong khi thực tế được vận dụng khá đa dạng và dẫn đến đa dạng một cách tùy tiện, thậm chí dẫn đến những hiểu sai. Chẳng hạn, nhiều người cho rằng học viện là một cấp gì đó trên ĐH, khi trường ĐH được nâng cấp lên học viện thì rất vui mừng. Và khi dịch tên trường sang tiếng Anh thì vô vàn kiểu…
 
Thứ hai, hệ thống tên gọi trình độ đào tạo và văn bằng hiện còn thiếu tính nhất quán về ngôn ngữ và chưa hội nhập quốc tế. Cụ thể, Luật quy định trình độ ĐH và CĐ, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ trong khi phải nói là trình độ ĐH và sau ĐH. Thuật ngữ ĐH được dùng quá nhiều trong luật nhưng trong mỗi ngữ cảnh lại được hiểu theo một nghĩa khác nhau, dẫn đến việc dịch sang tiếng nước ngoài rất khó khăn. Ở một khía cạnh khác, ông Sơn cũng cho rằng Luật hiện nay đang quá coi trọng văn bằng khi người tốt nghiệp ĐH của ngành kỹ thuật gọi là bằng kỹ sư, của ngành kiến trúc gọi là kiến trúc sư, ngành y là bác sĩ… Nhưng của ngành luật không được gọi là luật sư. 
 
Thứ ba, cơ chế quản trị của Bộ ĐH, vai trò của Bộ chủ quản, vai trò của hội đồng trường, quyền và trách nhiệm của các cơ sở GDĐH chưa được làm rõ trong Luật GD. Tự chủ ĐH phải là nội dung quan trọng được thể hiện rõ nhất quán và xuyên suốt trong tất cả các Luật chứ không chỉ riêng Luật GDĐH và Luật GD. Ngay cả Luật GDĐH 2012 cũng thiếu quy định rõ ràng về các cấp độ tự chủ và các quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH theo từng cấp độ hoạt động của nhà trường. Đồng thời phân định rõ vai trò của Bộ chủ quản, của hội đồng trường và các thiết chế nhà nước khác. 
 
Cần quy định rõ cơ chế tài chính
 
Khẳng định tài chính và cán bộ là hai vấn đề rất quan trọng đối với một cơ sở giáo dục ĐH, PGS. TS Hoàng Minh Sơn cho rằng, cơ chế tài chính của cơ sở GDĐH hiện chưa được quy định rõ trong Luật gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các cơ sở GDĐH, đặc biệt khi được giao cơ chế tự chủ. Luật không đưa ra những cơ chế, nguyên tắc cơ bản trong cấp phát, phân bổ ngân sách nhà nước, phân bố theo cơ chế nào, theo loại hình giáo dục nào, theo năng lực, lĩnh vực đào tạo, hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu, cơ chế đặt hàng…
 
Trong khoản 5 điều 12 về chính sách của nhà nước về phát triển ĐH có ghi rõ Nhà nước đặt hàng chi trả kinh phí đối với các cơ sở GDĐH có tiềm lực mạnh về khoa học công nghệ (KHCN). Tuy nhiên, không có điều khoản nào cụ thể hóa chính sách này. Trong bối cảnh kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho phát triển KHCN trong các trường ĐH là quá thấp, sự tham gia đóng góp tài chính của xã hội, đặc biệt là người sử dụng lao động đối với các cơ sở GDĐH là rất quan trọng nhưng cũng chưa được đề cập trong Luật. 
 
Ông Sơn đề nghị bổ sung vào cơ chế tài chính quy định cơ chế cấp phát tập trung đối với ngân sách nhà nước, chi thường xuyên cho GDĐH qua hội đồng và do Bộ GD&ĐT chủ trì. Thứ 2 quy định nguyên tắc căn bản trong tài chính GDĐH là theo lợi ích và theo hiệu quả. Nhà nước hỗ trợ ngân sách cho đào tạo nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nằm trong lợi ích quốc gia đối với cơ sở GDĐH thực hiện hiệu quả nhất. 
 
Đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người học không phân biệt công tư. Người học chia sẻ chi phí đào tạo vì lợi ích phát triển cá nhân và gia tăng cơ hội nghề nghiệp. Doanh nghiệp chi trả một phần chi phí đào tạo theo số lượng và mức thu nhập của sinh viên tốt nghiệp được nhận vào làm theo nguyên tắc lợi ích, ai có lợi ích thì người đó phải chi trả. 
Thu Hương

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ