A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Liên kết tiêu thụ nông sản: Khi nào mới được thắt chặt?

08:56 | 03/06/2015

Tình trạng “được mùa, mất giá” đang trở thành điệp khúc trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của cả nước nói chung và Dak Lak nói riêng. Mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa, ...

... nhưng sự rời rạc trong thực hiện mối liên kết “4 nhà” đã khiến tình hình tiêu thụ, xuất khẩu nông sản luôn gặp khó.

Mô hình hiệu quả chưa được nhân rộng

Là một tỉnh nông nghiệp nên vấn đề liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ổn định đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp được Dak Lak tập trung đẩy mạnh. Đặc biệt, từ khi có chủ trương liên kết “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp) theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, Dak Lak đã có nhiều mô hình liên kết rất hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực cà phê, mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo của tỉnh. Đơn cử là các liên minh sản xuất (LMSX) cà phê bền vững đã được hình thành thông qua sự liên kết tự nguyện giữa một doanh nghiệp (DN) với một tổ chức của nông dân (các tổ hợp tác) để tổ chức sản xuất theo hướng chuỗi giá trị. Hiệu quả kinh tế của các LMSX đã được chứng minh thông qua sản lượng mua bán giữa DN và tổ chức nông dân hằng năm tăng cao, DN đã thu mua sản phẩm với giá cao hơn trung bình là 8,7% do chất lượng sản phẩm tốt hơn, nhờ đó doanh thu của tổ chức nông dân tăng 132,4%. Và cũng chính từ các liên minh này đã thành lập được nhiều HTX kiểu mới, hoạt động theo mô hình DN đứng ra liên kết các nông hộ, sản xuất cà phê theo các chứng nhận quốc tế và bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá cả ổn định… Theo Công ty Cổ phần lương thực vật tư nông nghiệp Dak Lak, từ năm 2002, trước khi có Quyết định 80, công ty đã thực hiện các mô hình liên kết với nông dân trồng sắn ở huyện M’Drak, Ea Kar, đến nay mở rộng thêm ở huyện Krông Bông, với tổng diện tích trên 4.000 ha và khoảng 1.200 hộ tham gia. Ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật, công ty còn hỗ trợ về vật tư, vốn tùy theo nhu cầu của từng hộ, đồng thời bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường hoặc theo mức giá sàn khi giá thị trường xuống thấp. Điều này đã tạo sự gắn kết giữa DN và nông dân, vừa tạo được vùng nguyên liệu, từng bước khép kín quy trình cung ứng phân bón, giống và thu mua, bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch cho nông dân, thực hiện có hiệu quả chiến lược kinh doanh bền vững.

 Các hộ thành viên của HTX sản xuất cà phê bền vững  Ea Kmát (xã  Hòa Đông, huyện Krông Pak)  tham gia hội thi  chế biến ướt.

Các hộ thành viên của HTX sản xuất cà phê bền vững Ea Kmát (xã Hòa Đông, huyện Krông Pak) tham gia hội thi chế biến ướt.

Tuy nhiên, các mô hình liên kết hiệu quả mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn quá ít so với tiềm năng phát triển nông sản ở Dak Lak. Trên thực tế, vẫn còn nhiều mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh rơi vào cảnh được mùa mất giá, không được bao tiêu kịp thời như sắn, dưa hấu, thuốc lá và mới đây là khoai lang… Vụ đông xuân 2014-2015, nhiều hộ trồng khoai lang nhật ở Dak Lak bị thua lỗ nặng do bị rớt giá. Theo kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2014 - 2015, toàn tỉnh trồng 910 ha khoai lang, nhưng do năm trước khoai lang bán có giá cao nên nhiều nông dân đã mở rộng diện tích lên trên 1.300 ha, trong đó các địa phương vượt kế hoạch cao nhất là Krông Ana (347 ha, kế hoạch 25 ha), Lak (488 ha, kế hoạch 100 ha)... Điều này đã khiến cho cung vượt cầu dẫn đến giá khoai giảm mạnh, việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn và nông dân phải chịu lỗ nặng. Đây cũng chính là những bất cập trong khâu quản lý và quy hoạch phát triển gắn với liên kết sản xuất để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần lương thực vật tư nông nghiệp Dak Lak kiểm tra mô hình liên kết trồng lúa Vật tư NA2 tại huyện Krông Bông.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần lương thực vật tư nông nghiệp Dak Lak kiểm tra mô hình liên kết trồng lúa Vật tư NA2 tại huyện Krông Bông.

Cần cú hích về cơ chế chính sách

Từ năm 2002, vai trò của mối liên kết "4 nhà" đã được Thủ tướng Chính phủ quan tâm bằng việc ra Quyết định 80 và đến năm 2013 được thay thế bằng Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Đi kèm theo đó là các chính sách bổ trợ, thúc đẩy việc thực hiện như: Chỉ thị 1965/CT-BNN, ngày 13-6-2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn và Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT, ngày 29-4-2014 hướng dẫn một số điều tại Quyết định 62, đó là chưa kể đến các Nghị quyết, văn bản của tỉnh..., tuy nhiên, đến nay mối liên kết "4 nhà" vẫn chưa được thắt chặt như mong muốn. Một trong những nguyên nhân đó là việc định hướng quy hoạch trong trồng trọt còn bị thả nổi, người dân còn sản xuất theo lối tự phát, chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường, trong khi mối liên kết giữa DN và nông dân vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau nên việc bao tiêu sản phẩm bị bỏ ngỏ; các cấp chính quyền chưa vào cuộc quyết liệt… Theo ông Nguyễn Bạch Mai, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần lương thực vật tư nông nghiệp Dak Lak, mặc dù rất thành công trong mô hình liên kết trồng sắn và hiện tại là cánh đồng mẫu lúa nước ở huyện Ea Súp, với cam kết bảo lãnh chất lượng giống Vật tư-NA2, phân bón, thu mua hết số lượng lúa sản xuất bằng giá thị trường tại thời điểm và cộng thêm 10%, nhưng để mở rộng vùng nguyên liệu đáp ứng cho việc xuất khẩu lúa, gạo thì công ty gặp rất nhiều khó khăn. Theo tính toán của công ty, để có đủ sản lượng gạo xuất khẩu thì phải có tối thiểu 5.000 ha vùng nguyên liệu, mặc dù Dak Lak có diện tích lúa nước  khá lớn nhưng để có được 5.000 ha cùng thực hiện đồng loạt các khâu từ làm đất, xuống giống, chăm sóc đến thu hoạch là cả một vấn đề. Khó khăn này xuất phát từ cơ chế chính sách chưa được thực hiện đồng bộ; tâm lý e ngại, nhận thức chưa đầy đủ của cán bộ và người dân… nên chưa mạnh dạn thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, trong khi công ty có sẵn nguồn lực về vốn, nhân lực, nhà máy, thị trường, chỉ cần sự hợp tác của chính quyền và nhân dân cùng thực hiện… Điều này vô hình trung đã đánh mất rất nhiều cơ hội cho người dân và DN trong việc liên kết và xuất khẩu nông sản. Để tháo gỡ những vướng mắc trong liên kết “4 nhà” hiện nay, chính quyền và các ngành liên quan cần phải vào cuộc quyết liệt, có trách nhiệm hơn trong việc định hướng sản xuất; hoạch định chính sách quản lý cơ chế thị trường, kiểm soát giá cho mặt hàng nông sản, đồng thời cần có cơ chế chính sách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, hợp tác với nông dân… để mối liên kết này được thắt chặt và bền vững.

 Thuận Nguyễn

 

    nguồn: baodaklak.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ