“Lạnh xương sống” với thực phẩm bẩn
14:33 | 06/11/2015
“Không chỉ thịt mà rau, gạo, hoa quả cũng có vấn đề. Cứ nghĩ đến cảnh chuối được ngâm ủ trong thùng hóa chất có thuốc trừ sâu mà tôi lạnh cả xương sống” - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Cao Đức Phát thốt lên
Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm, thủy sản đã diễn ra sáng 5-11 tại Hà Nội với nhiều âu lo về độ an toàn của bữa ăn hằng ngày.
Không để 1 người đầu độc nhiều người
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, cho biết qua giám sát trên diện rộng 9 tháng đầu năm cho thấy tỉ lệ mẫu giám sát vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn khá cao. 10,3% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép; 16% mẫu thịt phát hiện có Salmonella; 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng. Quá trình kiểm tra còn phát hiện nhiều chất không rõ nguồn gốc được sử dụng trong chăn nuôi.
Chà bông được sản xuất hết sức mất vệ sinh tại một cơ sở ở TP HCM Ảnh: NGỌC ÁNH
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát tỏ ra không hài lòng với lực lượng thực thi công vụ. Theo bộ trưởng, qua việc lấy 1.000 mẫu nước tiểu của heo để kiểm tra chất cấm thì phát hiện có hơn 20% số mẫu dương tính, chứng tỏ tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cách đây 10 năm đang trở lại ngày càng nghiêm trọng hơn. “Chúng ta đã hô hào nhiều nhưng công việc ì ạch, chuyển biến chậm” - ông Phát bức xúc.
Không phải riêng thịt, với rau, gạo, hoa quả hiện nay cũng có vấn đề. “Tôi cứ nghĩ đến cảnh chuối được ngâm ủ trong thùng hóa chất có thuốc trừ sâu mà lạnh cả xương sống. Sao mọi người lại có thể ác vậy? Nhẫn tâm hại người khác, đặc biệt là với những đứa trẻ mới sinh ra phải ăn những thứ rau, ăn thịt, ăn chuối đó thì quá ác. Đó là cái ác, mà đấu tranh với cái ác thì phải quyết liệt, không thể chấp nhận một người đầu độc nhiều người” - bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng phải đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực sự làm ăn chân chính biết để làm, thiết lập kênh phân phối nông sản an toàn; chỉ rõ địa chỉ an toàn để người dân được biết, mua sản phẩm an toàn và yên tâm khi các cơ quan nhà nước nói là an toàn. Đồng thời, phải phát hiện, xử lý gắt gao vi phạm, đấu tranh với các hành vi nghiêm trọng, đặc biệt là sử dụng chất cấm và thuốc độc hại đã cấm như thuốc trừ cỏ.
Bên lề hội nghị, giám đốc một sở NN-PTNT ở miền Nam lo ngại bây giờ nhìn đâu cũng thấy thực phẩm bẩn. Thịt thì có chất tạo nạc, thủy sản thì có kháng sinh vượt ngưỡng, cá được ủ ướp phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, thậm chí đến hoa quả cũng ủ ướp toàn hóa chất độc hại.
“Giờ mỗi lần nhìn vào mâm cơm từ món chính, món phụ cho đến hoa quả tráng miệng mà thấy lạnh người và bất an vì toàn phải ăn thứ độc hại” - vị giám đốc sở nói.
Đợi chết người mới xử thì không ổn!
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, yêu cầu các sở, trước hết là ở Hà Nội và TP HCM, phải làm sao để từ giờ đến Tết Nguyên đán chỉ cho người tiêu dùng được vài địa điểm để có thể mua thực phẩm an toàn, có tem chứng nhận an toàn.
“Các sở NN-PTNT cứ nói có từng này cơ sở sản xuất rau theo chuẩn VietGap, có từng này cơ sở sản xuất gà sạch, heo sạch nhưng đến khi hỏi những thực phẩm đó bán ở đâu, làm sao để người mua biết và phân biệt được thì lại không nêu được địa chỉ cụ thể” - ông Tám băn khoăn.
Ông Trần Trọng Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường - Bộ Công an, khẳng định lực lượng công an sẽ tổ chức triệt phá những đường dây, ổ nhóm buôn bán, vận chuyển, sử dụng chất cấm trong thực phẩm, nhất là trong chăn nuôi và trồng trọt.
Theo quy định trong dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi quanh hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều cấu thành tội phải là gây hậu quả nghiêm trọng, có người chết, ngộ độc hàng loạt. “Nhưng có ai ăn phở đưa formaldehyde vào mà chết ngay đâu? Rồi có cơ sở mua 5 kg formaldehyde về sản xuất bánh phở nhưng không xử lý được; hàn the đưa vào giò chả, urê ướp vào cá nhưng cũng chưa xử lý hình sự được” - ông Bình nêu thực trạng.
Ông Bình đề nghị để xử lý tội phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, phải quy định chỉ cần đưa một hàm lượng chất cấm nhất định nào đó vào thực phẩm là đã cấu thành tội phạm, chứ đợi chết người mới xử thì không ổn.
Mổ heo bệnh chết đem bán
Trưa 5-11, Chi cục Thú y, Trạm Thú y Biên Hòa cùng Đội QLTT số 2 tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra cơ sở giết mổ tự phát tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do bà Phạm Thị Mai làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, có 3 nhân công đang mổ 2 con heo đã chết do mắc bệnh, đổi màu tím tái, tổng trọng lượng trên 200 kg. Ngoài ra, trong chuồng còn 5 con heo đang chuẩn bị giết mổ cũng không có giấy kiểm dịch.
Chủ cơ sở khai đã mua heo chết từ huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) về xẻ thịt chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ. Lực lượng chức năng đã lập biên bản, tiêu hủy toàn bộ thịt và nội tạng của 2 con heo bệnh đã được mổ. Số heo không có giấy kiểm dịch cũng bị đưa về lò giết mổ tập trung để lấy mẫu xét nghiệm.X.Hoàng
Nguồn: Nld.com.vn
CÁC TIN KHÁC
- Trồng rừng vẫn chưa hết khó (09/11/2015)
- Trên 344 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn (09/11/2015)
- Xem xét phân bổ 115 tỷ đồng cho các dự án đợt 2-2015 (09/11/2015)
- Ấn tượng với "Rau cười" (08/11/2015)
- Đưa 12 cầu treo vào hoạt động (07/11/2015)
- Đắk Lắk thành lập 6 tổ chỉ đạo phòng chống bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu (06/11/2015)
- Nỗi lo lãi suất khi vào "mùa tín dụng" (06/11/2015)
- Giá vàng tiếp tục lao dốc về sát 33 triệu đồng/lượng (05/11/2015)
- Xuất khẩu nông lâm sản tháng 10 ước đạt 2,55 tỷ USD (05/11/2015)
- Cảnh giác bẫy lãi suất khi vay tiêu dùng (05/11/2015)
- Đàn gia súc, gia cầm của tỉnhh đang tăng mạnh (05/11/2015)
thực phẩm bẩn, rau, gạo, hoa quả , hóa chất
Đắk Lắk đề nghị các địa phương hỗ trợ truyền thông về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
UBND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (Lễ hội).
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hứa hẹn có nhiều điểm mới, đặc sắc tại Lễ khai mạc và Lễ hội đường phố
- Xét chọn doanh nghiệp thực hiện truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn
- Góp ý các dự thảo truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04
Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể
- Bùng nổ ưu đãi
- Mừng chi nhánh mới Buôn Ma Thuột: Khai trương giảm sốc- Chào hè cực bốc
- Trải nghiệm Hyundai, nhận ngay ưu đãi tại thị trấn Phước An
- Chương trình Mua Xe Tặng Vàng - Ngập Tràn Ưu Đãi
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Giá cà phê hôm nay 8-1: Đồng loạt tăng mạnh, Robusta trở lại mốc 5.000 USD/tấn
- Giá cà phê hôm nay 7-1: Biến động trái chiều và con số bất ngờ từ khối ngoại
- TP. Buôn Ma Thuột: Mỗi xã, phường chọn ít nhất 1 điểm để xây dựng bãi đỗ xe
- Giải cứu 2 cháu nhỏ đang ngủ trong căn nhà bốc cháy, 1 cán bộ bị thương
- Giá cà phê hôm nay 6-1: Giá liên tục giảm, “ông trùm” cà phê nói gì?
- Đắk Lắk có 4 cá nhân và 2 tập thể đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương
- Công an huyện Ea H’leo: Bắt giữ một phụ nữ có hành vi cho vay lãi nặng
- Huyện Krông Ana sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp đêm Giao thừa chào xuân Ất Tỵ 2025
- Đâm chết bạn cùng phòng trong cơ sở cai nghiện
- ASEAN Cup 2024: Lội ngược dòng kịch tính, tuyển Việt Nam đăng quang ngôi vương
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN