A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chương trình 135: Tạo lực đẩy phát triển kinh tế vùng đặc biệt khó khăn

10:50 | 06/01/2016

Trong những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình 135, Đắk Lắk đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn,...

...từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn và cải thiện đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Huyện M’Đrắk là một trong những địa phương khó khăn của tỉnh, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn III trên địa bàn huyện có 5 xã được Chính phủ phê duyệt đầu tư gồm: Cư M’ta, Cư San, Ea Trang, Krông Jing, Krông Á và 2 buôn thuộc xã khu vực II là buôn Cư Prao (xã Ea Lai) và buôn Năng (xã Cư Prao). Từ năm 2013-2015, tổng nguồn vốn đầu tư từ Chương trình 135 thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, duy tu bảo dưỡng công trình là 19.080 triệu đồng; trong đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 18.130 triệu đồng, duy tu bảo dưỡng công trình 950 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, huyện đã đầu tư xây dựng 40 công trình, duy tu bảo dưỡng 7 công trình các loại như: đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện sinh hoạt, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, nước sinh hoạt... Kinh phí đã thực hiện là 17.269 triệu đồng, đạt 90,5% so với kế hoạch. Song song đó, bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình 135, huyện đã triển khai thực hiện hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi với kinh phí 2.576 triệu đồng, đạt 80,6% kế hoạch. Nhìn chung các công trình đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng cũng như các nội dung hỗ trợ đều xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân, khi hoàn thành đưa vào sử dụng cơ bản đều phát huy hiệu quả, bảo đảm chất lượng...

Buôn Yang Tôk, xã Krông Nô (huyện Lắk) đã phát triển hơn khi được hưởng lợi từ Chương trình 135. Ảnh: Hoàng Gia

Không chỉ có huyện M’Đrắk mà còn nhiều xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn khác của tỉnh cũng được Chương trình 135 đầu tư, hỗ trợ và phát huy hiệu quả thiết thực. Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn III, Đắk Lắk có 44 xã đặc biệt khó khăn và 129 thôn, buôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực I, II được hưởng lợi. Chỉ tính từ năm 2014-2015, Chương trình 135 đã hỗ trợ hơn 177 tỷ đồng triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất; trong đó đã hỗ trợ đầu tư xây dựng hơn 420 công trình với số vốn trên 131 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp và kiên cố hóa 39 công trình với số vốn gần 8,3 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất hơn 37 tỷ đồng. Từ đó hàng trăm công trình đường giao thông, hàng chục nhà sinh hoạt cộng đồng cùng hàng chục trường học, công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt đã được xây dựng đáp ứng nhu cầu và phục vụ hiệu quả cho người dân. Bên cạnh đó, từ sự hỗ trợ của Chương trình, các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ dân với hơn 2.200 con gia súc, hơn 1.700 con gia cầm, gần 3.300 cây giống các loại, hơn 20.000 kg phân bón; hỗ trợ xây dựng hơn 20 mô hình sản xuất nông nghiệp…

Cơ sở hạ tầng của xã Ea Lai (huyện M’Đrắk) được đầu tư, xây dựng tạo điều kiện phát triển kinh tế của địa phương. Ảnh: Hoàng Gia

Để đạt được kết quả nói trên, ngay sau khi có quyết định giao vốn của UBND tỉnh, UBND các huyện đã ban hành Quyết định giao vốn cho các xã đặc biệt khó khăn để tổ chức thực hiện. Việc đầu tư cho các thôn, buôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng I, II thực hiện theo chỉ tiêu giao của UBND tỉnh. Với các công trình có số vốn đầu tư lớn ngoài nguồn vốn của Chương trình 135, một số huyện đã thực hiện lồng ghép vốn từ đầu tư các chương trình khác như Chương trình xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tư được thực hiện bảo đảm đúng đối tượng, dân chủ, công khai; phân bổ vốn theo mức độ khó khăn, không bình quân chia đều. Một số huyện đã huy động nhân dân góp vốn cùng tham gia thực hiện, nâng cao tinh thần trách nhiệm và mang lại hiệu quả cao…

Có thể nói, hầu hết các dự án triển khai thực hiện tại các địa bàn được xây dựng dựa trên nhu cầu của người dân nên được nhân dân đồng tình ủng hộ. Các công trình xây dựng hoàn thành đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, cung cấp điện, nước sinh hoạt, thủy lợi phục vụ sản xuất, giảm bớt khó khăn cho người dân các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Qua thực hiện Chương trình, đội ngũ cán bộ cơ sở được trang bị nhiều kiến thức về quản lý các dự án và giám sát thực hiện; các hộ nghèo được hỗ trợ các loại máy móc, giống cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất tăng năng suất và sản lượng, có thêm kiến thức trong lao động, cải thiện thu nhập, ổn định đời sống. Các dự án hỗ trợ phát huy hiệu quả không chỉ là động lực để người dân phát triển kinh tế hộ gia đình, mà còn tạo điều kiện để các xã vùng khó khăn phát triển, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền.

Lan Anh

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ