A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cú hích cho doanh nghiệp đào tạo nghề

08:02 | 20/12/2017

Đây là nội dung đáng chú ý của Thông tư về đẩy mạnh hợp tác trong tổ chức chương trình đào tạo nghề vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH;) ban hành. ...

... Theo đó, các trường sẽ tập trung đào tạo các học phần, các modul thực hành cơ bản, còn lại doanh nghiệp (DN) chịu trách nhiệm đào tạo các modul kỹ năng nghề cho sinh viên.

Doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề sẽ hạn chế được tình trạng học xong vẫn phải đào tạo lại.

Xã hội hóa công tác dạy nghề

Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, cả nước hiện có khoảng 24 triệu thanh niên (chiếm khoảng 44% lực lượng lao động), tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm này lại cao gấp 3 lần mức chung của cả nước. Thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15 đến 24 tuổi chiếm 51,3% tổng số thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cả nước là 7,67% và đặc biệt cao ở khu vực thành thị với mức 11,95%. Nghĩa là cứ 100 thanh niên trong lực lượng lao động thì có 12 người thất nghiệp. Đáng chú ý, theo khảo sát của Bản tin cập nhật thị trường lao động quý II năm 2017, số người thất nghiệp có trình độ “đại học trở lên” là 183.100 người, tăng 44.200 người so với quý I năm 2017. Đồng thời, số thanh niên thất nghiệp tăng 26.600 người, lên 575.100 người.

Tại buổi đối thoại mới đây về vấn đề thanh niên khởi nghiệp, ý kiến nhiều đại biểu cho rằng, do công tác định hướng nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả dẫn đến nhiều học sinh chọn nhầm trường, nhầm nghề và dẫn đến  thất nghiệp. Ở cấp độ vĩ mô, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh thiếu thông tin dự báo về nhu cầu nhân lực các ngành nghề. Trong khi đó, giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự phát huy hiệu quả, vẫn mang nặng tính dạy nghề truyền thống, thầy đọc, trò chép; hệ quả là tỷ lệ học nghề xong không có việc làm ổn định vẫn cao. Đây chính là nguyên nhân khiến người học có tâm lý “thà là cử nhân thất nghiệp hơn đi học nghề”. 

Đứng trước thực trạng trên, mới đây Bộ LĐTB&XH đã chính thức ban hành Thông tư về đẩy mạnh hợp tác trong tổ chức chương trình đào tạo nghề. Áp dụng cho các trường trung cấp, trường cao đẳng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, và các DN, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi là đơn vị), cá nhân có nhu cầu liên kết đào tạo. Theo quy định, nhà trường và DN có thể liên kết tổ chức đào tạo trong đó DN có thể đảm nhận đến 40% chương trình đào tạo.

Theo Thông tư này, liên kết đào tạo được tổ chức theo 2 hình thức. Một là liên kết phối hợp đào tạo là việc đơn vị phối hợp liên kết đào tạo trực tiếp tham gia giảng dạy chương trình đào tạo, phối hợp quản lý quá trình đào tạo và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện liên kết đào tạo. Thông tư cũng quy định yêu cầu chung để tổ chức liên kết đào tạo. Theo đó, ngành, nghề đào tạo dự kiến liên kết phải phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương, của DN; đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, chương trình, giáo trình phù hợp với mục tiêu của khóa học theo quy định của các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Ba bên cùng có lợi

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại thời điểm này, tạo điều kiện và cơ hội cho các DN cùng các trường có một hành lang pháp lý rõ ràng, linh hoạt, thuận lợi theo nhu cầu. Đồng thời, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực cần thiết, kịp thời trong nước và quá trình hội nhập.

Thực tế cho thấy hiện nay thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đòi hỏi Việt Nam phải phát triển đội ngũ lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cao để làm chủ được các phương tiện, máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại trong sản xuất. Chính vì vậy, sự tham gia của DN vào hoạt động dạy nghề sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống đào tạo. 

Theo Bộ LĐTB&XH, để nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, nhất thiết phải có sự tham gia của DN vào đào tạo nghề. Hợp tác đào tạo giữa DN với cơ sở dạy nghề sẽ đem lại lợi ích cho cả ba bên. Do đó Thông tư cũng giao quyền tự chủ hơn cho các trường trong hợp tác đào tạo, tự chịu trách nhiệm của các bên có nhu cầu liên kết đào tạo mà không có bất kỳ quy định thủ tục hành chính nào khi đăng ký liên kết đào tạo. Đồng thời tạo cơ hội cho các trường linh hoạt phát triển năng lực tự chủ nhằm thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp phát triển theo hướng “cầu” của thị trường lao động, đảm bảo chất lượng đào tạo, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội.    

Khanh Lê

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ