A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chế biến gỗ rừng trồng: Nan giải chuyện thừa nguyên liệu

14:52 | 14/07/2014

Dak Lak có tiềm năng rất lớn để phát triển trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng, tập trung chủ yếu ở các huyện M’Drak, Lak, Krông Bông, Ea Kar, Ea H’leo….

 Tuy nhiên, do chưa có nhà máy chế biến lâm sản quy mô lớn, nên nguyên liệu rừng trồng gặp khó khăn trong việc tiêu thụ tại chỗ, phải xuất bán ở các địa phương khác với giá bấp bênh…

Anh Lưu Quang Hùng, xã Ea H’Mlay,  huyện M’Drak bên vườn keo đến tuổi khai thác.
Anh Lưu Quang Hùng, xã Ea H’Mlay, huyện M’Drak bên vườn keo đến tuổi khai thác.
Huyện M’Drak là địa phương phát triển mạnh việc trồng rừng từ năm 2007 đến nay với diện tích hơn 13.900 ha, trong đó diện tích rừng của người dân là hơn 6.000 ha, còn lại là của các đơn vị: Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp M’Drak, Ban quản lý rừng phòng hộ Núi Vọng Phu, Công ty Cổ phần tập đoàn Tân Mai, Công ty TNHH Tam Phát, Công ty cổ phần trồng rừng Trường Thành M’Drak và Dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên” (FLITCH). Tuy nhiên, trên thực tế hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng là không cao. Theo tính toán của những người trồng rừng, với chu kỳ 5 -7 năm, bình quân mỗi ha rừng trồng phải đầu tư 15 - 25 triệu đồng tiền giống, phân bón và công chăm sóc, nhưng chỉ khai thác được từ 60 đến 80 ster đôi (1ster đôi tương đương gần 1 m3 gỗ tròn), với giá bán hiện nay khoảng 400.000 đồng/ster đôi sẽ thu được từ 24 - 35 triệu đồng, tính ra lợi nhuận chẳng còn bao nhiêu. Do hiệu quả kinh tế thấp, đầu ra sản phẩm bấp bênh, chi phí đầu vào tăng cao trong khi tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp (DN) trồng rừng lại hạn chế, nên diện tích rừng trồng hàng năm không tăng nhiều. Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp M’Drak có 2.650 ha rừng trồng liên kết với người dân, sản lượng khai thác bình quân hàng năm khoảng 20.000 – 26.000 m3 nhưng chưa có khả năng chế biến tại chỗ nên phải bán cho các công ty nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, do chưa có hợp đồng tiêu thụ lâu dài nên công ty phải mời thầu thu mua hàng năm, giá cả bấp bênh. Do phụ thuộc vào sự lên xuống của thị trường nên DN rất bị động trong kế hoạch tài chính và sản xuất kinh doanh hàng năm. Cụ thể, năm 2014 công ty dự kiến khai thác 400 ha, nhưng do giá cước vận chuyển tăng, đơn vị thu mua hạn chế số lượng mua nên chỉ khai thác được 200 ha, vì vậy việc tổ chức sản xuất và trồng mới rừng cũng phải giảm xuống 50%. Ông Ngô Văn Đức, Phó Tổng giám đốc công ty cho biết, lợi nhuận từ việc trồng rừng không cao do giá bán gỗ quá thấp và không có nhà máy chế biến tại chỗ. Đơn vị dự kiến đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ công suất lớn, nhưng thiếu vốn nên chưa triển khai được. Nếu có nhà máy chế biến tại chỗ thì giá thành sản phẩm sẽ được nâng cao, giảm chi phí vận chuyển, tăng lợi nhuận, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng.
Xe tải chở gỗ tràm về nhà máy chế biến ở Khánh Hòa.
Xe tải chở gỗ tràm về nhà máy chế biến ở Khánh Hòa.

Cũng vì hiệu quả kinh tế thấp mà người dân không còn mặn mà với việc đầu tư trồng rừng hoặc liên kết với các đơn vị lâm nghiệp. Anh Lưu Quang Hùng, thôn 1, xã Ea H’Mlay (huyện M’Drak) cho biết, trước đây gia đình anh trồng 2 ha rừng keo nhưng giá bán quá thấp và không ổn định nên phần lớn diện tích chuyển sang trồng các loại cây khác, chỉ còn lại 3 sào rừng. Ông Trần Mạnh Quân, Phó phòng NN-PTNT huyện M’Drak cho biết, mỗi năm huyện khai thác khoảng 92.000 m3 gỗ rừng trồng, tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị chế biến, công suất nhỏ, khối lượng gỗ còn lại phải bán đi các tỉnh khác, nhiều nhất là Khánh Hòa. Hiện Hợp tác xã Tiến Nam đang triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất dăm gỗ (tại thôn 1, xã Cư Kroa, M’Drak), công suất 25.000 tấn sản phẩm/năm. Hy vọng sau khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ giải quyết được phần nào chuyện dư thừa nguyên liệu gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện.

Toàn tỉnh hiện có hơn 84.000 ha rừng trồng, đây là nguồn nguyên liệu rất lớn phục vụ ngành công nghiệp chế biến. Một số DN đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến như: Công ty TNHH Lan Chi, Công ty TNHH Bảo Lâm, Công ty Cổ phần trồng rừng Trường Thành M’Drak. Tuy nhiên cơ sở chế biến hầu hết công suất nhỏ, chủ yếu là sơ chế, hiệu quả còn thấp, trong khi đó các đơn vị muốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nhưng do nguồn kinh phí hạn chế nên rất khó thực hiện. Theo tính toán của những nhà chuyên môn, để tiêu thụ sản phẩm cần đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lâm sản có công suất 400.000 – 500.000 m3 gỗ/năm, nhưng do trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn nên đầu ra cho gỗ rừng trồng vẫn đang là vấn đề nan giải. Do vậy, địa phương cần quy hoạch, khuyến khích phát triển mạng lưới chế biến lâm sản gắn với vùng nguyên liệu, nhằm tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho các cá nhân, DN tham gia trồng rừng.

Minh Thông

    Nguồn: baodaklak.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ