A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua tây nguyên: Công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất

10:18 | 24/09/2014

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành với địa phương, đến nay công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã cán đích.

Từ chính sách thông thoáng của Chính phủ

Đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên dài 663 km, điểm đầu từ Tân Cảnh (tỉnh Kon Tum), điểm cuối tại Chơn Thành (tỉnh Bình Phước). Dự án được chia thành 11 tiểu dự án thành phần, trong đó sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) gồm 6 dự án, tổng mức đầu tư 7.080 tỷ đồng, chiếm 54,2%; hình thức BOT có 5 dự án, tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, chiếm 45,8%. Theo kết quả thống kê, tổng diện tích đất bị thu hồi phục vụ dự án là 189 ha, 7.779 hộ ảnh hưởng. Xác định tầm quan trọng của dự án, ngay từ giai đoạn đầu (tháng 7-2013), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp giao ban với các bộ, ngành, địa phương liên quan, yêu cầu khẩn trương triển khai công tác GPMB. Theo đánh giá của Bộ GTVT, dự án có quy mô lớn nên kinh phí phục vụ công tác GPMB cũng không nhỏ, nhiều địa phương khó khăn về ngân sách, không cân đối được nguồn vốn, phải cần đến sự hỗ trợ của Trung ương. Một trong những điểm nhấn của công tác GPMB đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên của Chính phủ là tạo cơ chế chính sách tài chính thông thoáng, nhờ đó nhiều khó khăn đã được tháo gỡ. Minh chứng, ngay từ khi các công trình mới khởi công, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho các tỉnh Tây Nguyên ứng trước 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn TPCP để phục vụ GPMB; đồng ý về việc thực hiện chỉ định nhà thầu đối với việc di dời công trình hạ tầng kỹ thuật và xây dựng các khu tái định cư theo đúng quy định, bảo đảm hiệu quả. Cùng với đó là sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên, thực hiện các biện pháp linh hoạt đi đôi với nắm bắt, tìm hiểu, chia sẻ với những khó khăn của người dân, trực tiếp cử cán bộ, nhân viên kiểm tra hiện trường cũng như đối thoại với người dân nên tiến độ GPMB được thực hiện nhanh chóng. Đến nay, 4 tỉnh Tây Nguyên có dự án đi qua đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư gồm Dak Nông, Kon Tum, Gia Lai và Dak Lak, riêng nhân dân và cán bộ tỉnh Dak Nông được Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác này.

Các nhà thầu thi công đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận tỉnh Dak Lak.    Ảnh: H.T

Các nhà thầu thi công đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận tỉnh Dak Lak.  

...Đến sự linh hoạt của địa phương

Riêng tỉnh Dak Lak, đến nay công tác GPMB cơ bản đã hoàn tất, hầu hết các địa phương đã bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư, với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 96 km, trên 1.700 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong đó, huyện Cư M’gar và thị xã Buôn Hồ là 2 địa phương bàn giao mặt bằng sớm nhất. Được biết, Dự án đường Hồ Chí Minh qua huyện Cư M’gar có tổng chiều dài hơn 9,5 km; diện tích đất phải thu hồi 3,2 ha; 285 hộ dân bị ảnh hưởng; 25 vị trí phải di dời công trình hạ tầng kỹ thuật. Chỉ sau mấy tháng triển khai, đến cuối tháng 12-2013, huyện đã bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư. Để đạt được kết quả trên, địa phương xác định công tác kê khai, kiểm đếm là nội dung quan trọng hàng đầu trên cơ sở phải trung thực, chính xác, bảo đảm đúng quy định. Theo đó, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện đã cấp phát tờ khai cho nhân dân kê khai tài sản, cây trồng nằm trong dự án được bồi thường, sau đó đối chiếu, thống nhất giữa các hộ dân và trung tâm để có kết quả chính xác nhất. Nhờ đó đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, không có trường hợp nào thắc mắc về số tài sản, đất đai phải giải tỏa, thu hồi. Điển hình trong việc sớm bàn giao diện tích phục vụ dự án có các hộ: Phạm Bá Tạo, Văn Thành Trung, Thiều Đăng Hải, Quách Ngọc Trung, Mai Minh Phú… Còn tại thị xã Buôn Hồ, mặc dù khối lượng thực hiện rất lớn, nhưng với quyết tâm cao, tính đến cuối tháng 5-2014, địa phương cũng đã hoàn tất giải phóng mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư, với tổng chiều dài tuyến hơn 20 km, 854 hộ dân bị ảnh hưởng.

Công nhân Điện lực Dak Lak thực hiện di dời công trình hạ tầng kỹ thuật  đoạn qua thị xã Buôn Hồ.

Công nhân Điện lực Dak Lak thực hiện di dời công trình hạ tầng kỹ thuật đoạn qua thị xã Buôn Hồ.

Cùng với Dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 1, Dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên cũng có quy mô lớn, tổng mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng, được đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau; tổ chức thực hiện bởi nhiều ban quản lý dự án, nhà thầu xây lắp… Mặt bằng bàn giao sớm là yếu tố tiên quyết cho việc bảo đảm tiến độ thi công công trình, đến nay khối lượng xây lắp trên toàn tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đạt trên 30%, đúng tiến độ đề ra.

 Hoàng Tuyết

    nguồn: Baodaklak.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ