Bệnh hại chính trên ớt
14:48 | 26/10/2015
Trong kỳ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trừ các bệnh: chết cây con, thán thư, đốm lá
Bệnh chết cây con
+ Nguyên nhân: Bệnh do nhiều loại nấm sinh sống và gây hại trong đất như Rhizoctonia solani, Pythium, Fusarium, Phytophthora spp.
+ Triệu chứng: Bệnh xảy ra trong giai đoạn cây con, triệu chứng dễ nhận diện do phần thân cây tiếp giáp với mặt đất bị thối khô có màu nâu đen, cây bị bệnh không đứng thẳng mà ngả sang một bên, lá rũ, còi cọc và chết.
Bệnh chết cây con thường thấy khi ẩm độ và nhiệt độ cao. Bệnh thường xuất hiện khi gieo quá dày, tưới nước quá nhiều nhất là khi gieo hạt mùa mưa mà không có giàn che.
+ Phòng trừ:
- Không lập vườn nơi quá ẩm ướt không thoát nước tốt hay vườn tối, không đủ ánh sáng, nên làm giàn có mái che.
- Đất vườn ươm phải xử lý trước khi gieo như xử lý vôi, đốt rơm rạ, phơi nắng trước khi trồng…
- Nên bón phân hữu cơ đã hoai mục, hạn chế bón nhiều phân hóa học nhất là đạm.
- Luân canh với các cây trồng khác họ cà (cà, ớt, khoai tây...) để diệt nguồn bệnh.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo: Trộn 10 gr thuốc Carbenzim 50WP trong 1 kg hạt giống hay ngâm hạt vào dung dịch nước thuốc với nồng độ 0,1% (pha 1 gr thuốc/1 lít nước) trong 1 - 2 giờ.
- Phun thuốc hoá học: Khi thấy cây chớm bệnh phải phun thuốc trừ bệnh ngay, có thể sử dụng các loại thuốc sau: Carbendazim 500 FL, Mexyl MZ 72WP, Alpine 80WP. Nếu cây nhiễm bệnh nặng 5 - 7 ngày phun một lần.
Bệnh đốm lá (đốm mắt cua, đốm mắt cua)
+ Nguyên nhân: Do nấm Cercospora capsici.
+ Triệu chứng: Đốm bệnh trên lá có dạng đặc trưng hình tròn, viền nâu đậm, tâm màu xám nhạt, bệnh xuất hiện rải rác, nếu nặng vết bệnh lan rộng, liên kết lại khiến lá cháy thành từng mảng lớn, khô và rụng. Ngoài lá vết bệnh còn thấy xuất hiện trên thân, cuống hoa.
Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm, nhiệt độ càng cao, lây nhiễm càng nhanh, đất ẩm, trời nhiều sương mù thuận lợi cho bệnh phát triển. Trên ruộng, bệnh có thể phát hiện được sau khi nhiễm 2 - 3 ngày.
Bệnh thường gặp trên các cây ớt già, cây giai đoạn bén rễ hồi xanh. Cây ớt mạnh khỏe ít bị bệnh.
+ Phòng trừ:
- Thu dọn và tiêu hủy tàn dư thực vật sau thu hoạch, cày lật đất sớm (do nầm có thể tồn tại trong đất và tàn dư thực vật trong cây bệnh).
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục nhất là phân lân và kali để cây khoẻ.
- Ngắt bỏ lá bệnh vì bào tử sẽ hình thành trên nấm bệnh sau 5 - 7 ngày. - Luân canh với cây khác họ cà như nói trên.
- Dùng hạt giống sạch bệnh.
- Nếu có thể nên tưới vào buổi sáng để lá khô nhanh, cần chú ý hạn chế thời gian ẩm của lá.
- Phun thuốc hoá học: Có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Alpine 80WP, Mexyl MZ 72WP, Dipomate 80WP. Bệnh nặng phun 5 - 7 ngày/lần.
Bệnh thán thư
+ Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides.
+ Triệu chứng: Bệnh thán thư khá phổ biến trên ớt, lúc ớt còn trên ruộng hay sau khi thu hoạch. Bệnh có thể xảy ra trên lá nhưng thường thấy trên trái ớt non và ớt chín.
Trên trái vết bệnh mới đầu chỉ là một chấm nhỏ, sau lan rộng rất nhanh, vết bệnh lõm xuống và có thể thấy các vòng tròn đồng tâm.
Bệnh thán thư thường xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, ẩm độ cao, sáng nắng, chiều mưa. Mầm bệnh nằm trong hạt, tàn dư cây trồng, dụng cụ thu hoạch và tồn trữ
Phòng trừ :
- Sau thu hoạch, thu dọn tàn dư cây trồng, tiêu hủy.
- Luân canh.
- Tránh gây tổn thương trái khi thu hoạch, loại bỏ trái bệnh.
- Dùng giống sạch bệnh, không dùng hạt ở trái bệnh để làm giống. Xử lý hạt giống bằng nước nóng 2 sôi, 3 lạnh.
- Phun thuốc hoá học: Có thể dùng cá
TH.S HUỲNH KIM NGỌC
Nguồn: nongnghiep.vn
CÁC TIN KHÁC
- Bùng nhùng quản lý phân bón - Lỗi tại ai? (09/11/2015)
- Tưới tiết kiệm, lợi tiền tỷ (05/11/2015)
- Phòng chống bệnh hại hồ tiêu (05/11/2015)
- Phân bón Phú Mỹ giúp người trồng cà phê tăng thu nhập (31/10/2015)
- Trồng đu đủ ruột vàng (27/10/2015)
- Trồng thiên lý lãi trăm triệu cả năm (26/10/2015)
- 'Chẩn bệnh' ngành hồ tiêu: Hậu quả khôn lường (22/10/2015)
- 'Chẩn bệnh' ngành hồ tiêu: Diện tích tăng phi mã (22/10/2015)
- Tuyên dương nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015: Nâng tầm nông dân Việt. (16/10/2015)
- Đẩy mạnh tái canh cà phê. (14/10/2015)
- Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng (13/10/2015)

Đề nghị dừng tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2022
UBND tỉnh vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị không tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 vào tháng 3-2022.
- Hơn 50 nghìn lượt khách đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đi vào lòng du khách
- Tinh hoa đại ngàn: Góp phần nâng tầm giá trị và vị thế cà phê Việt Nam
- Khởi nghiệp ở Lễ hội Cà phê

Người nông dân tự chế thuốc thảo dược diệt ruồi vàng hiệu quả
Thời gian qua, nông dân trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh rất vất vả đối phó với loài ruồi vàng hoành hành tàn phá các vườn cây, gây thiệt hại không nhỏ.
- Máy cuộn rơm, lợi ích kép
- Độc đáo máy đổi “rác” bảo vệ môi trường
- Những phát minh ra đời đầu năm 2019
- Học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn
Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam thông báo Thanh lý xe ôtô
Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam thông báo chào bán cạnh tranh tài sản thanh lý như sau:
- Giao Ban Quản lý dự án 6 lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 2 thuộc Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
- Thương tâm cụ bà bị nước cuốn trôi trong đêm
- Nhậu về, con dâu đánh mẹ chồng gãy 2 xương sườn
- Quản giáo quên khóa cửa, đối tượng bỏ trốn khỏi nhà tạm giữ
- Phát hiện thi thể 2 cô gái dưới hồ nước
- Honda Ô tô Đắk Lắk - Buôn Ma Thuột thăm, tặng quà các gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
- Vợ chồng phó viện trưởng bị tố chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng
- Áp thấp đang mạnh lên thành bão, hướng vào Bắc Bộ
- Áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên, mưa lớn ở Trung Bộ, Nam Bộ
- Mưa to liên tục, hồ Ea Súp thượng và Ea Súp hạ phải xả tràn
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN