Sâu, bệnh hại chính trên cây hồ tiêu
10:36 | 31/03/2016
Ngoài bệnh thối gốc - chết dây (chết nhanh), trên tiêu cần lưu ý đến một bệnh khác trên rễ cũng quan trọng không kém là bệnh “chết chậm” hay “bệnh vàng lá chết dây từ từ”.
Bệnh chết chậm
Ngoài bệnh thối gốc - chết dây (chết nhanh), trên tiêu cần lưu ý đến một bệnh khác trên rễ cũng quan trọng không kém là bệnh “chết chậm” hay “bệnh vàng lá chết dây từ từ”.
Sở dĩ gọi như thế vì từ khi thấy cây sinh trưởng chậm, èo uột, lá vàng, đốt rụng, rễ, gốc thối, phần mạch dẫn nhựa thối nâu đen… đến khi cây chết, quá trình này kéo dài vài ba tháng đến cả năm.
Bệnh “chết chậm” biểu hiện trong mùa mưa lẫn mùa khô, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như tuyến trùng rễ, rệp sáp rễ, mối… các đối tượng này chích hút gây vết thương trên rễ, sau đó các loại nấm sống trong đất như Fusarium sp và các loại nấm khác sẽ tấn công làm cho bệnh càng trầm trọng hơn, nếu đất ngập, úng, thoát thủy kém, ít thoáng khí, bón thừa đạm, đất có nhiều mối, rệp sáp… bệnh dễ xuất hiện.
Việc phòng trị bệnh chết chậm cũng tương tự như bệnh chết nhanh, tuy nhiên cần lưu ý trị các đối tượng chích hút hại rễ như tuyến trùng, rệp sáp, mối…
Bệnh rụng lóng - chết dây
Ngoài hai bệnh trên, bà con trồng tiêu cũng cần lưu ý đến bệnh rụng lóng chết dây (tiêu cùi). Bệnh này cũng thường thấy trong mùa mưa, nguyên nhân có thể do nấm Rhizoctonia solani hay do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra.
Triệu chứng chung là bệnh làm cho lá bị vàng, thối, rụng, bệnh sau đó lan dần vào lóng làm lóng rụng dần từ trên xuống nằm rải rác dưới dốc tiêu (do đó gọi là bệnh rụng lóng). Nếu bệnh do nấm gây ra, thì thấy hai đầu mắt lóng bị thâm đen trong khi phần giữa lóng vẫn còn xanh. Nếu bệnh do vi khuẩn, quan sát rễ sẽ thấy rễ bị thối nhũn, có mùi hôi, nếu cắt ngang thì thấy mạch bị thâm đen.
Bệnh dù do nguyên nhân nào gây hại đi nữa thì cũng khiến cây sinh trưởng chậm lại, tược non ra chậm, năng suất giảm nhiều, có trường hợp bệnh lan thành dịch rất khó phòng trị.
Cũng như bệnh thối gốc - chết dây, nói chung trên tiêu việc phòng bệnh là chính, nhất là một trong hai nguyên nhân gây bệnh rụng lóng là do vi khuẩn. Nếu bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra thì ta có thể dùng các loại thuốc trừ nấm như Saizole 5SC, Hạt vàng 10WP xịt khi bệnh vừa chớm xuất hiện, nếu bệnh do vi khuẩn Pseudomonas gây ra có thể dùng Hoả tiễn 50SP, Copforce blue… phun khi bệnh vừa chớm phát.
Bệnh tiêu điên
Bệnh tiêu điên như vừa mô tả thường thấy trên vườn tiêu 1, 2 năm tuổi, trên vườn cắt ngọn để nhân giống, bệnh có thể do cây thiếu/mất cân bằng dinh dưỡng (hay) do các loại côn trùng chích hút như rầy mềm, nhện đỏ…hút nhựa làm lá biến dạng (hoặc) do cây bị bệnh nhiễm siêu vi khuẩn (virus) do các loại côn trùng chích hút truyền bệnh.
TH.S HUỲNH KIM NGỌC
Nguồn: nongnghiep.vn
CÁC TIN KHÁC
- Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 18 - 24/4) (19/04/2016)
- Ngô lai NK6410 chịu hạn (14/04/2016)
- Thay đổi phương pháp tưới hồ tiêu (11/04/2016)
- Nông dân phun thuốc, tưới cây… chỉ bằng điện thoại “cùi bắp” (06/04/2016)
- Bí quyết ghép nhân giống ổi (04/04/2016)
- Bệnh hại trên cây hồ tiêu lan nhanh và biện pháp phòng trừ (25/03/2016)
- Mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây hồ tiêu (21/03/2016)
- Một số sâu, bệnh hại cây tiêu: Bệnh chết nhanh (18/03/2016)
- Trồng tiêu bền vững (04/03/2016)
- Phòng trừ bệnh xoăn lá ớt (20/02/2016)
- Vén màn bí mật bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu (19/01/2016)
Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 9 đến 13/3/2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, có nhiều chương trình hấp dẫn.
- Đắk Lắk có 2 thí sinh tham gia vòng Chung kết Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ VI
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nhiều nội dung, hoạt động hấp dẫn
- Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê
Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?
Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.
- Người nông dân tự chế thuốc thảo dược diệt ruồi vàng hiệu quả
- Máy cuộn rơm, lợi ích kép
- Độc đáo máy đổi “rác” bảo vệ môi trường
- Những phát minh ra đời đầu năm 2019
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Các dự án nhà ở thương mại phải dành tối thiểu 20% tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội
- Liên hoan tuyên truyền lưu động tỉnh Đắk Lắk lần thứ 18 năm 2024: Sôi nổi không khí chào mừng ngày thành lập tỉnh
- Người dân khốn khổ vì 1 km đường làm mãi không xong!
- Hoãn cưỡng chế các công trình ở sân golf trái phép của vợ 1 giám đốc do... có chó dữ
- Cà phê có nguy cơ giảm cung và cơ hội lớn cho Đắk Nông
- Diễn biến bất ngờ vụ công trình trái phép trong sân golf của gia đình 1 giám đốc
- Xây dựng thương hiệu trái cây địa phương: Nhìn từ huyện Krông Pắc
- Khắc phục tạm thời vị trí đoạn đầu đường tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột
- Nâng cao thu nhập nhờ liên kết sản xuất
- Bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhiều nơi mưa to
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN