A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Hướng phát triển kinh tế mới tại xã Tân Hòa

10:17 | 13/07/2022

Tại xã Tân Hòa (huyện Buôn Đôn) nhiều người dân đã chuyển đổi vườn tạp, rẫy cà phê, hồ tiêu… già cỗi, năng suất kém sang phát triển mô hình trồng nhãn Hương chi.

Trước đây, cũng như nhiều hộ nông dân khác trên địa bàn xã Tân Hòa, anh Trương Văn Thế (thôn 5) chỉ tập trung trồng cà phê, hồ tiêu và các loại cây trồng ngắn ngày như ngô, đậu...

Với gần 1 ha đất trồng hồ tiêu, gia đình anh Thế có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, những năm gần đây, hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm, năng suất kém, giá cả bấp bênh khiến kinh tế của gia đình anh gặp nhiều khó khăn. Thấy cây hồ tiêu không còn mang lại hiệu quả kinh tế, anh Thế tìm đọc sách báo, đi nhiều nơi để học hỏi các mô hình kinh tế đang phát triển trên địa bàn tỉnh.

Năm 2018, trong một lần đến thăm họ hàng tại huyện Krông Pắc, anh thấy người dân ở đây phát triển cây nhãn Hương chi rất hiệu quả nên anh đã học hỏi cách trồng, chăm sóc cây nhãn và mua giống về trồng tại vườn của gia đình. Anh Thế mạnh dạn phá bỏ 1 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh, già cỗi và thay thế bằng 300 cây nhãn Hương chi. Anh cho hay, chăm sóc cây nhãn khá đơn giản, quan trọng phải đủ nước, biết cách phòng trừ sâu rầy. Đặc biệt, cây nhãn không kén đất.

Mặc dù đất đai ở xã Tân Hòa khá cằn cỗi, nhiều sỏi, đá nhưng cây nhãn phát triển tốt. Hiện nay, anh Thế đang áp dụng khoa học kỹ thuật, xử lý cho nhãn Hương chi ra quả trái vụ nhằm hạn chế tình trạng được mùa mất giá.

Theo anh Thế, việc trồng nhãn ban đầu khá khó khăn do nhãn trồng 3 - 4 năm mới cho thu hoạch, thời gian đầu cần đầu tư khá nhiều chi phí, công lao động… nhưng khi cây phát triển ổn định thì chi phí sẽ giảm, bắt đầu cho lợi nhuận. Hiện nay, trung bình 100 cây nhãn Hương chi đang thu hoạch của gia đình anh Thế cho sản lượng 2 tấn quả/năm, được thương lái tìm đến tận nơi thu mua với giá trung bình từ 18.000 – 25.000 đồng/kg, mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập ổn định. Dự kiến trong thời gian tới anh sẽ trồng thêm 200 cây nhãn để mở rộng diện tích.

 

Để bảo đảm sản phẩm nhãn sản xuất ra đạt năng suất, chất lượng, các tổ viên đã cam kết cùng thực hiện quy trình sản xuất an toàn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và bảo quản sản phẩm theo đúng quy định, tiến tới tạo thương hiệu cho sản phẩm nhãn Hương chi tại xã Tân Hòa”.

 
Ông Lương Thanh Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hòa (huyện Buôn Đôn)

Khi anh Thế bắt đầu trồng nhãn thì một số người dân tại địa phương cũng đang loay hoay với “bài toán” tìm cây trồng, vật nuôi phù hợp thay thế diện tích hồ tiêu kém hiệu quả. Họ tìm tới anh Thế học hỏi và đặt anh nhân giống nhãn để cùng xây dựng mô hình nhãn Hương chi. Sau một thời gian phát triển mô hình trồng nhãn Hương chi, anh Thế nhận thấy người dân tại địa phương trồng nhãn nhỏ lẻ khá nhiều nhưng do sản lượng thấp nên một số hộ “bí” đầu ra.

Tham vọng đưa nhãn Hương chi tại xã Tân Hòa tiếp cận thị trường lớn, anh Thế cùng 12 hộ dân cùng phát triển loại cây này liên kết thành lập Tổ hợp tác trồng nhãn Hương chi vào tháng 10/2021, do anh Thế làm tổ trưởng. Hiện nay, Tổ có hơn 10 ha nhãn, sản lượng năm 2021 đạt hơn 10 tấn quả (vườn của nhiều hộ mới bắt đầu cho thu bói).

Khi tham gia Tổ hợp tác, các tổ viên sẽ được hướng dẫn kỹ thuật và phải tuân thủ quy trình trồng và chăm sóc sản phẩm sạch, an toàn, bảo quản đúng quy định nhằm nâng cao chất lượng, tiến tới xây dựng thương hiệu nhãn Hương chi của tổ.

Vườn nhãn của gia đình ông Nông Văn Lọc (thôn 5) trung bình mỗi năm thu 1 tấn quả, do sản lượng khá thấp nên gặp nhiều khó khăn về đầu ra.

Từ khi tham gia Tổ hợp tác nhãn Hương chi, ông Lọc được hướng dẫn kỹ thuật cho quả ra trái mùa, chăm sóc cây nhãn đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhờ vậy mà thu nhập của gia đình ông Lọc từ mô hình nhãn Hương chi cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác mà ông trồng trước đây.

Mô hình trồng nhãn Hương Chi của gia đình anh Trương Văn Thế (thôn 5, xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn)

Nhờ học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật nên Tổ hợp tác phát triển ổn định, nhãn được thương lái tự tìm đến thu mua và được Hội Nông dân xã Tân Hòa hỗ trợ đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để quảng bá và bán sản phẩm. Hiện nay, có nhiều người dân tại địa phương đã mạnh dạn phát triển mô hình trồng nhãn, một số hộ xin tham gia vào Tổ hợp tác để cùng phát triển.

Thùy Dung

Bài viết gốc: https://www.baodaklak.vn/kinh-te/202207/huong-phat-trien-kinh-te-moi-tai-xa-tan-hoa-39a4830/

 
 

 

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ