A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nông sản Việt chinh phục thị trường Thái Lan

16:03 | 08/07/2022

Mặc dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới nhưng Thái Lan cũng có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các loại trái cây, rau củ tươi.

Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam khai thác thị trường đầy tiềm năng có giá trị lên tới hàng tỷ USD này.

Trái cây tươi Việt Nam được thị trường Thái Lan ưa chuộng.

Theo Bộ Công thương, trong những năm gần đây Thái Lan là một trong những đối tác có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn với tổng giá trị trao đổi thương mại luôn nằm trong số 10 quốc gia có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam. Số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho biết, kim ngạch thương mại của Việt Nam với Thái Lan tăng gấp 7 lần, từ 2,31 tỷ USD năm 2004 lên đến 16,58 tỷ USD năm 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt hơn 11%/năm.

5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 8,57 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 2,95 tỷ USD, tăng 15,6%; nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 5,26 tỷ USD, tăng 3,5%. Mặc dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới nhưng Thái Lan cũng có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các loại trái cây, rau, củ tươi. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, hiện các sản phẩm như thủy sản, rau, quả, hạt điều, cà phê, hạt tiêu cũng như nhiều mặt hàng như trái cây tươi của Việt Nam rất được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng. Việt Nam có những sản phẩm thế mạnh mà Thái Lan không cạnh tranh được, đơn cử như vải và thanh long. Đây chính là cơ hội để nông sản Việt chiếm lĩnh thị trường Thái Lan.

Dù bức tranh tăng trưởng khả quan nhưng tại Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Thái Lan mới đây, đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, việc mở rộng thị phần của hàng Việt tại thị trường này không dễ, thậm chí khá khó. Do vậy, doanh nghiệp có mong muốn xuất khẩu vào Thái Lan cũng cần chú ý tới yếu tố thị hiếu của người tiêu dùng, đó là mẫu mã đẹp và ưu tiên sản phẩm tốt cho sức khoẻ như ít đường, ít dầu mỡ và đặc biệt chú ý tới xu hướng sử dụng thương mại điện tử trong mua sắm của người tiêu dùng Thái Lan.

Ngoài việc đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, khi xuất khẩu vào Thái Lan, doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến cáo cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, xin giấy chứng nhận nhập khẩu từ các cơ quan chức năng, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản sản phẩm nhằm đảm bảo duy trì chất lượng trong quá trình vận chuyển. Tăng cường tham dự các hội chợ triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác phù hợp.

Nói về triển vọng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Thái Lan ông Nguyễn Thành Huy - Phụ trách thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho biết, với dân số hơn 70 triệu người và mức GDP bình quân/người đạt khoảng 7.000 USD, Thái Lan là thị trường tiềm năng đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, khi xuất khẩu sang thị trường này, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về thị hiếu của người tiêu dùng Thái Lan cũng như các kênh phân phối chính của thị trường này.

“Doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng sang Thái Lan cần tìm đối tác địa phương phù hợp và chỉ định đối tác logistics để tối ưu hóa và quản lý chuỗi cung ứng, tiết kiệm chi phí và thời gian. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ thông tin trên cổng thông tin của Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Thương mại Thái Lan hoặc thông qua thương vụ Việt Nam tại Thái Lan” - ông Huy chia sẻ.

Còn theo ông Paul Le - Phó Chủ tịch xuất nhập khẩu Central Group Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp Việt cần có chiến lược cơ bản để chất lượng sản phẩm tốt, hợp khẩu vị người bản địa nhưng cũng cần phải giữ đặc trưng nguyên bản. Bên cạnh đó, bao bì sản phẩm phải được thiết kế tinh tế, đẹp và quan trọng là có thể chuyển tải được thông điệp về nhận diện thương hiệu Việt.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9%. Trong số này, nhóm nông sản chính đạt 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; lâm sản chính đạt 9,1 tỷ USD, tăng 3%; thủy sản đạt 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%...Với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đưa ra mục tiêu mới với tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2022 đạt khoảng 55 tỷ USD, cao hơn Chính phủ giao 5 tỷ USD. Đặc biệt, nhiều nhóm sản phẩm của ngành có thể đạt được các mục tiêu mới như: lâm sản và đồ gỗ 17 tỷ USD, thủy sản 10 tỷ USD…

KHANH LÊ

Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/nong-san-viet-chinh-phuc-thi-truong-thai-lan-5690624.html

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ