Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm: Nên khuyến khích hay bắt buộc?
14:32 | 14/10/2024
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước thiếu hụt i ốt và rất cần biện pháp can thiệp. Quá trình khảo sát thực tế cũng cho thấy, các vi chất như: i ốt, kẽm, sắt, vitamin A vẫn thiếu hụt trong cơ thể người Việt.
Do đó, vấn đề đặt ra là cần có biện pháp bổ sung vi chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm hàng ngày…
Chuyên gia UNICEF khuyến nghị cần tăng cường vi chất dinh dưỡng vào dầu ăn, bột mì và muối, để giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất hiện đang phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: Đức Quang.
Tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm do Bộ Y tế tổ chức ngày 11/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Luật An toàn thực phẩm đã quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, để đảm bảo đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho sự phát triển con người.
Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Sau 7 năm thực hiện, trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng cho thấy, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng còn cao, nhất là i ốt, kẽm, sắt, vitamin A.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, để khắc phục tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng theo khuyến cáo của WHO, tại Quyết định 53/2024/QĐ-CP, Chính phủ đã giao Bộ Y tế nghiên cứu và đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định 09/2016/NĐ-CP. Đến nay, hồ sơ hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định này cơ bản đã hoàn thành, đã tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị.
"Tuy nhiên, Ban soạn thảo vẫn nhận được một số ý kiến của doanh nghiệp kiến nghị theo hướng không bắt buộc đưa vi chất dinh dưỡng vào dự thảo. Vì vậy, Bộ Y tế tổ chức hội thảo lần này với mong muốn tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong nước cùng chuyên gia của các tổ chức quốc tế phân tích, làm rõ cơ sở minh chứng khoa học để báo cáo Chính phủ, khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi có đầy đủ cơ sở pháp lý" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.
Từ góc nhìn chuyên gia, TS Loland Kupka - Cố vấn dinh dưỡng khu vực, Văn phòng UNICEF khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho rằng tình trạng thiếu i ốt, sắt, kẽm… ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của trẻ em, bà mẹ, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, i ốt là nguyên nhân gây suy giảm trí tuệ ở trẻ và liên quan đến các nguy cơ sức khỏe khác như thai chết lưu, sảy thai ở phụ nữ. Thiếu sắt khiến thai nhi phát triển kém, thiếu kẽm gây suy yếu sự phát triển và tăng tỷ lệ mắc, nguy cơ mắc tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp tính và tử vong ở trẻ em.
TS Loland Kupka cũng cho biết, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia xảy ra tình trạng thiếu i ốt trong nhóm ưu tiên như phụ nữ mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh sản, trẻ trong độ tuổi đi học. Thống kê cho thấy, mới chỉ có 27% muối ăn sử dụng trong các hộ gia đình tại Việt Nam có sử dụng i ốt theo khuyến cáo.
"Tại Việt Nam, cần sử dụng toàn bộ công cụ để bổ sung thiếu hụt này bằng việc tăng cường vi chất dinh dưỡng trên diện rộng và quy mô lớn. Chúng tôi khuyến nghị bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào dầu ăn, bột mì và muối, để giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất hiện đang phổ biến ở Việt Nam" - TS Loland Kupka nhấn mạnh.
Tại hội thảo, PGS.TS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho biết, sau 7 năm thi hành Nghị định 09/2016/NĐ-CP, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i ốt đạt chuẩn đã giảm. Trong đó, tỷ lệ trẻ em trên cả nước sử dụng i ốt ở mức nguy cơ dưới khuyến cáo của WHO, đặc biệt tỷ lệ này rất thấp ở trẻ em miền núi (không đạt theo khuyến cáo). Tỷ lệ này còn ghi nhận ở nhóm phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (chỉ đạt gần một nửa) và hộ gia đình chỉ đạt 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là 90%.
Tình trạng thiếu sắt, kẽm, vitamin A, huyết thanh cũng vẫn xảy ra trong cộng đồng, đặc biệt là thiếu các vi chất này ở phụ nữ và trẻ em, đối tượng nhạy cảm và cần được bổ sung nhiều nhất.
Vì vậy, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mạnh mẽ việc cần tiếp tục thực hiện biện pháp tăng cường i ốt vào muối để ăn trực tiếp và trong chế biến thực phẩm; tăng cường sắt, kẽm vào bột mì, vitamin A vào dầu ăn, để đảm bảo phòng chống thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng. Đây là biện pháp hiệu quả và bền vững.
TS Trần Anh Dũng - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế cũng cho biết, một số doanh nghiệp lo ngại tác động về mặt kinh tế khi đưa vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm sẽ làm tăng giá bán, tạo sự cạnh tranh với những doanh nghiệp không bổ sung vi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, qua phương pháp điều tra đánh giá tác động về mặt kinh tế, pháp luật cũng như thủ tục hành chính thì phương án bắt buộc tăng cường các vi chất vào muối và bột mì là phương án mang lại nhiều lợi ích hơn phương án khuyến khích, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn giảm nhanh tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng một cách đáng báo động ở nước ta.
Qua hội thảo này, Bộ Y tế sẽ tập hợp tất cả các ý kiến đóng góp, phân tích trên cơ sở khoa học được các chuyên gia, đại diện các tổ chức quốc tế nêu trong hội thảo để có cơ sở minh chứng báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, sớm hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09 trình Chính phủ.
Ngọc Minh
Bài viết gốc: https://daidoanket.vn/bo-sung-vi-chat-dinh-duong-vao-thuc-pham-nen-khuyen-khich-hay-bat-buoc-10292145.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Tỉ lệ sinh mổ tăng cao do "chọn giờ" (16/10/2024)
- Tiền mất, tật mang do lạm dụng tiêm khớp gối (15/10/2024)
- Uống mỗi ngày 2-3 ly cà phê, điều bất ngờ xảy ra (15/10/2024)
- Một bệnh nhân suýt tử vong vì nhờ thầy lang trị rắn cắn với giá trên trời (15/10/2024)
- Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt (14/10/2024)
- Ăn uống kiểu này làm tăng nguy cơ mắc ung thư (14/10/2024)
- Sức khoẻ, chiều cao người Việt đang thay đổi thế nào? (14/10/2024)
- Nguy cơ gia tăng người mắc sốt xuất huyết (14/10/2024)
- Giảm cân nhanh hay chậm: Yếu tố này quyết định 62% (14/10/2024)
- Bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ mắc sởi - cần theo chỉ định của bác sĩ (14/10/2024)
- Người dân có thể đăng ký bảo hiểm y tế online tại nhà (12/10/2024)
Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa
Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.
- SALON TÓC HÒA THẮNG - BUÔN MÊ THUỘT ĐÃ LÀ PHÁI ĐẸP TẾT NÀY KHÔNG THỂ KHÔNG ĐẾN.
- LỄ HỘI TRANG SỨC PNJ - TRẢI NGHIỆM HOÀN TOÀN MỚI TẠI TP. BUÔN MA THUỘT
- PHỤ NỮ TÂY NGUYÊN HẾT SỢ NÁM DA VỚI LASER TRI-BEAM PREMIUM
- Honda CR-V phiên bản mới 2020 ra mắt thị trường Việt Nam
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 06/01 đến ngày 12/01/2025
- Bất an với giá đỗ ngâm hoá chất
- Tạm giam vợ chồng chủ doanh nghiệp lập 2 hệ thống sổ sách kế toán
- Lời khai quan trọng của nhóm đối tượng bán gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm
- Giá cà phê hôm nay 28-12: Nhà đầu tư chốt lời, kéo giá giảm mạnh
- UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo "nóng" vụ gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm
- Dự báo top 5 ngành nghề "hái ra tiền" trong năm 2025
- Mua giá đỗ ngâm hóa chất ở Bách Hoá Xanh, người dân có đòi được quyền lợi?
- Phản ứng của nhiều siêu thị sau vụ giá đỗ trong Bách Hóa Xanh nhiễm chất độc
- Giá điện điều chỉnh 2 tháng/lần: Ổn không?
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN