A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02

Bệnh án điện tử chậm triển khai, bệnh nhân chịu thiệt

11:09 | 23/10/2024

Bệnh án điện tử (EMR) là một thành phần cấu thành của y tế số và là một trong các mục tiêu chiến lược trong chuyển đổi số y tế quốc gia.

Theo Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định EMR do Bộ Y tế ban hành ngày 28-12-2018, EMR được lập, cập nhật, hiển thị, ký số, lưu trữ bằng phương tiện điện tử đáp ứng các quy định của Thông tư 46 thì có giá trị pháp lý như hồ sơ bệnh án giấy. EMR sẽ giúp quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của người dân; không phải lưu trữ thủ công, giảm thiểu thời gian chờ đợi và thủ tục rườm rà cho cả bệnh nhân lẫn người nhà họ. EMR được liên thông cũng cung cấp thông tin, dữ liệu lâm sàng kịp thời giữa các cơ sở khám chữa bệnh (CSKCB), giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Các bác sĩ có thể truy cập EMR của người bệnh.

Theo lộ trình đã được Bộ Y tế đưa ra trong Thông tư 46, đến năm 2023, các CSKCB hạng 1 trở lên phải nâng cấp hệ thống để triển khai EMR. Dù vậy, việc triển khai EMR thực tế là rất chậm. Theo thống kê, tính tới tháng 8-2024, cả nước mới có 94 CSKCB công bố đã triển khai EMR, không sử dụng bệnh án giấy. Đáng chú ý, đến nay chỉ 32/135 bệnh viện (BV) hạng 1 thực hiện. Theo số liệu trên Cổng thông tin Bộ Y tế ngày 21-10, mới có 100 BV trên cả nước đã triển khai EMR, chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số 1.800 BV công và tư trên cả nước.

Riêng tại TP HCM, theo số liệu của Sở Y tế TP HCM đưa ra cuối tháng 5, thành phố đã có 44/55 BV xây dựng kế hoạch triển khai EMR (đạt 80%). Tuy nhiên, chỉ 4 BV đã có EMR được Bộ Y tế thẩm định (có 2 BV đã công bố là Nguyễn Tri Phương và Nhi Đồng Thành phố). Có đến 51 BV (chiếm 92,7%) chưa đủ điều kiện thẩm định EMR.

Vì sao EMR tuy rất cần và hữu ích cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân nhưng triển khai chậm chạp? Tại hội thảo về công tác triển khai EMR mới đây, PGS-TS Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội Tin học Y tế, đã đưa ra các nguyên nhân khiến việc triển khai bị ì ạch. Một là, ban lãnh đạo BV thiếu quyết tâm, chờ chỉ đạo từ cấp trên. Hai là, những người thực hiện trong BV ngại phải thay đổi thói quen, nề nếp làm việc truyền thống bao năm qua. Ba là, thiếu kinh phí do chưa có cơ chế tài chính phù hợp. Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa BV và Bảo hiểm Y tế trong việc thanh toán các khoản xét nghiệm đã được số hóa.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai EMR, Hội Tin học Y tế đề xuất bên cạnh hướng dẫn cho các CSKCB, sở y tế các địa phương phải tăng cường lập đoàn kiểm tra và xử phạt đối với cơ sở không thực hiện.

 

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Tháng 10

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ