A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Kết nối liên thông nhà thuốc: Thay đổi thói quen tùy tiện

13:57 | 05/04/2019

Đại diện Sở Y tế Hà Nội mới đây cho biết, tính đến ngày 31/3, tổng số cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn thực hiện kết nối với Cơ sở dữ liệu dược quốc gia là 5.279/6.890 (đạt 76,6%).

Vẫn cần thời gian để thực hiện kết nối liên thông dữ liệu của các nhà thuốc.

Kết nối này giúp cơ quan chức năng kiểm soát được việc kê đơn và bán thuốc kê đơn. Tuy nhiên tại các huyện ngoại thành, còn nhiều quầy thuốc tư nhân vẫn chưa thực hiện kết nối. Đây cũng đang là tình trạng chung ở không ít địa phương. 

80% nhà thuốc đã kết nối 

Ông Trần Văn Chung- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, Hà Nội đã đạt tiến độ đề ra, hoàn thành 99% tiến độ đối với nhà thuốc (đã hoàn thành 100% nhà thuốc bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, nhà thuốc thuộc công ty nhà nước cổ phần hóa); hoàn thành 67,7% tiến độ đối với quầy thuốc (đã hoàn thành 100% quầy thuốc thuộc cơ sở y tế công lập, 100% quầy thuốc thuộc công ty nhà nước cổ phần hóa).

Cùng với đó, theo kết quả thống kê của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), đến nay đã có 15.178 nhà thuốc thực hiện kết nối liên thông với Cơ sở dữ liệu dược quốc gia”, chiếm trên 80% các nhà thuốc toàn quốc. Theo Cục Quản lý Dược, 63 tỉnh/thành phố trong cả nước đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc. Các địa phương đã phối hợp với các cơ sở cung ứng phần mềm trên địa bàn tổ chức tập huấn, cài đặt phần mềm, cấp tài khoản hướng dẫn cụ thể cho các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn.

Đến nay, các tỉnh, thành phố đã cài đặt và cung cấp tài khoản liên thông cho 24.922 cơ sở bán lẻ thuốc, trong đó có 15.178 nhà thuốc đã thực hiện kết nối liên thông với Cơ sở dữ liệu dược quốc gia”, chiếm trên 80% các nhà thuốc trên toàn quốc. Đối với quầy thuốc, theo lộ trình, đến ngày 1/1/2020 phải thực hiện kết nối liên thông với Cơ sở dữ liệu dược quốc gia.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Theo ông Trần Văn Chung, tại Hà Nội một số huyện còn nhiều quầy thuốc tư nhân chưa thực hiện kết nối như Sóc Sơn (còn 141), Hoài Đức (còn 93), Chương Mỹ (còn 66)… Tổ công tác của thành phố đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc tại 11 quận, huyện, thị xã và 2 công ty dược phẩm cổ phần hóa nhà nước (Hapharco, Hataphar). Qua đó cho thấy, công tác tổ chức, kiểm tra việc thực hiện kết nối liên thông các cơ sở tại một số quận, huyện chưa được chú trọng. Kiểm tra tại 29 cơ sở đã thực hiện kết nối đều chưa cập nhật dữ liệu đầy đủ, thường xuyên, một số cơ sở còn chưa thực hiện thành thạo sử dụng phần mềm...

Ông Chung cho biết, hiện các nhà thuốc còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chưa ban hành chuẩn yêu cầu dữ liệu đầu ra, chuẩn kết nối liên thông đối với những cơ sở bán buôn. Một số cơ sở đã thực hiện kết nối liên thông nhưng chưa cập nhật đầy đủ, thường xuyên dữ liệu hoạt động quản lý kinh doanh thuốc.

Theo ghi nhận tại các quầy thuốc bán lẻ, nhiều chủ cửa hàng thuốc đều có chung chia sẻ rằng, họ đồng tình việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc sẽ giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc. Tuy nhiên, thời gian đầu khó thực hiện nhuần nhuyễn. Mọi quy định phải có thời gian. Hơn thế, người dân đã quen việc mua theo đơn, thậm chí không có đơn, giờ đây mỗi lần mua phải vào tên thuốc, thông tin cá nhân,… do đó việc thay đổi thói quen của cả ngưới bán và người mua là điều không đơn giản.

Trên thực tế, phương thức mua- bán thuốc ở những nhà thuốc bán lẻ tại các khu dân cư Hà Nội vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Khách hàng vẫn thoải mái mua thuốc không cần cung cấp thông tin. 

Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Tuấn Cường- Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho rằng, để triển khai quản lý liên thông hệ thống các cơ sở kinh doanh thuốc đòi hỏi nỗ lực rất lớn của cơ quan quản lý, nhà kinh doanh và sự vào cuộc của người dân. Bởi nhiều cơ sở phải thay đổi cung cách hoạt động từ thủ công sang điện tử, phải công khai, phải minh bạch trong kinh doanh. Còn người dân phải thay đổi thói quen tuỳ tiện sử dụng thuốc sang thực hiện khám bệnh, kê đơn và mua thuốc theo đơn. Đây là chiến dịch dài hơi, tốn kém nhiều chi phí phát sinh và việc thực hiện không dễ dàng. Chính phủ và Bộ Y tế vẫn dành một lộ trình để các nhà thuốc kết nối mạng. Nếu đến đầu năm 2020, các cơ sở bán lẻ thuốc không kết nối được theo quy định của Luật Dược cũng như Thông tư số 02/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 22/1/2018 về thực hành tốt các cơ sở bán lẻ thuốc thì nhóm này phải dừng buôn bán thuốc.

Đức Trân - M.Quang

    nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ