A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cần lưu ý gì khi trẻ bị hóc hạt chôm chôm

15:11 | 20/06/2023

Khi trẻ bị hóc, các bậc cha mẹ cần tuyệt đối bình tĩnh và không làm trẻ hốt hoảng, vì khi đó trẻ thường cố nuốt dị vật xuống, phải thực hiện động tác sơ cứu ngay.

Theo bác sĩ CKII Phạm Văn Dũng, Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, hóc dị vật đường thở là tình huống cấp cứu, thường gặp ở trẻ em.

Theo thông tin từ VTC, sáng 20/6, một lãnh đạo UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định) xác nhận, trên địa bàn vừa có trường hợp bé gái 5 tuổi tử vong do hóc hạt chôm chôm.

Theo đó, trưa 18/6, trong lúc cha mẹ đi vắng, cháu N.V.M.H. (SN 2018, thôn Trung Thuận, xã Mỹ Chánh Tây) cùng anh trai ở nhà chơi và ăn chôm chôm thì cháu H. bị hóc hạt. Khi anh trai phát hiện H. bất tỉnh đã chạy đi gọi mẹ về. Dù được gia đình đưa đi cấp cứu nhưng đã quá muộn.

Được biết, hoàn cảnh gia đình bé H. hết sức khó khăn, cha của bé H. làm thợ hồ, mẹ bị bệnh nặng thường xuyên đi bệnh viện để điều trị nên không có khả năng lao động.

Sáng 19/6, đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phù Mỹ đến thăm hỏi và trao số tiền 3 triệu đồng từ nguồn Quỹ Cứu trợ của huyện hỗ trợ gia đình cháu N.V.M.H. 

Bác sĩ CKII Phạm Văn Dũng, Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cho biết, hóc dị vật đường thở là tình huống cấp cứu, thường gặp ở trẻ em. Dị vật hay gặp là các hạt, vỏ trái cây, đồ chơi, hóc xương cá, xương gà... Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, trẻ sẽ bị tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp, tím tái, co giật và có nguy cơ tử vong.

Khi trẻ bị hóc, các bậc cha mẹ cần tuyệt đối bình tĩnh và không làm trẻ hốt hoảng, vì khi đó trẻ thường cố nuốt dị vật xuống. Phải thực hiện động tác sơ cứu ngay, bất kỳ ai cũng đừng chần chừ khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật vì sau 4 phút không lấy được dị vật ra ngoài, trẻ sẽ bị ảnh hưởng tính mạng.

Sơ cứu đúng khi trẻ hóc dị vật

Theo SKĐS, các bác sĩ cho biết việc phát hiện, nhận biết và xử trí đúng hóc dị vật là cực kỳ quan trọng. Cần nghĩ tới dị vật đường thở khi trẻ đang chơi, đang ăn đột nhiên ho, sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở, trợn mắt, có thể cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Tình trạng này có thể chỉ thoáng qua rồi tự hết nhưng có những trường hợp trẻ ngưng thở và tử vong ngay sau đó.

Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí hợp lý. Cần giữ bình tĩnh, tránh cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.

- Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.

- Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

Có 2 loại thủ thuật can thiệp. Cụ thể như sau:

Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

- Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.

- Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.

- Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.

Thủ thuật vỗ lưng ấn ngực.
Thủ thuật vỗ lưng ấn ngực.

Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich.

Trường hợp trẻ còn tỉnh: Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.

Trường hợp hôn mê, bất tỉnh: Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.

Đặc biệt lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật rơi ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật.

PV
 

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ