A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chủ động phòng ngừa dịch bệnh sởi lây lan diện rộng

07:41 | 04/04/2024

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kèm theo tình trạng gián đoạn cung ứng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) năm 2023 đã tác động lớn đến tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin cho trẻ em.

Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vắc xin là yếu tố nguy cơ gây bùng phát các dịch bệnh, trong đó có bệnh sởi.

Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi giảm dần

Theo công bố của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), sởi là một bệnh truyền nhiễm cao, hơn cả Ebola, bệnh lao hay bệnh cúm. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, nhưng phổ biến hơn ở các đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi không được tiêm phòng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng như viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy..., thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Theo số liệu của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay, toàn quốc đã ghi nhận 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Cần chủ động đưa trẻ tiêm vắc xin Sởi – Rubella đầy đủ và đúng lịch để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh.

Bác sĩ Trần Kim Long, Phụ trách Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) cho biết, tại Đắk Lắk, từ năm 2019 đến 2023 ghi nhận gần 400 trường hợp mắc sởi. Đỉnh điểm là năm 2019 với số mắc 387 trường hợp, năm 2020 giảm còn 12 trường hợp. Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh sởi, tuy nhiên trong các năm từ 2020 đến 2023 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cộng với tình trạng thiếu vắc xin trong chương trình TCMR dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng phòng một số bệnh đạt thấp, trong đó có bệnh sởi.

Cụ thể, năm 2020, tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin phòng sởi đạt gần 96%, tỷ lệ trẻ được tiêm phòng Sởi - Rubella đạt gần 91%. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm dần qua các năm, đến năm 2023 số trẻ được tiêm vắc xin sởi chỉ đạt gần 68%, trẻ được tiêm vắc xin phòng Sởi - Rubella đạt gần 69%. Chính vì thế bệnh sởi vẫn có thể tiếp tục xảy ra rải rác hoặc thành dịch trong thời gian tới, chủ yếu sẽ ở nhóm đối tượng dưới 10 tuổi chưa được tiêm vắc xin sởi hoặc tiêm vắc xin chưa đủ mũi.

Chủ động phòng ngừa

Hiện nay, bệnh sởi đang lây lan nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới, đây là điều rất đáng lo ngại bởi bệnh rất dễ lây và bùng phát trên diện rộng. Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm 2024, CDC đã chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh: kiểm tra, giám sát hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024; triển khai công tác tiêm chủng các loại vắc xin trong chương trình TCMR trong đó có vắc xin phòng sởi, vắc xin phòng Sởi - Rubella (MR) khi được cung ứng vắc xin đầy đủ; tăng cường các hoạt động giám sát, hướng dẫn việc cách ly nhằm hạn chế tối đa các trường hợp mắc và tử vong do bệnh sởi; phối hợp cùng các cơ sở điều trị trong việc lấy mẫu, vận chuyển và xét nghiệm xác định bệnh sởi; đẩy mạnh tuyên truyền bằng cách đăng tải các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh sởi nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là một trong những biện pháp giúp ngăn lừa lây bệnh sởi.

Theo bác sĩ Trần Kim Long, bệnh sởi thường điển hình bởi các triệu chứng ở giai đoạn toàn phát như phát ban toàn thân từ sau tai, sau gáy lan dần lên trán, mặt, cổ, sau đó lan xuống khắp thân mình và cuối cùng là tứ chi. Kèm theo đó là các triệu chứng lâm sàng toàn thân khác như sốt cao, ho khan, viêm long đường hô hấp trên, đỏ mắt, viêm kết mạc, cảm giác khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng và một số trường hợp xuất hiện tình trạng viêm thanh quản cấp. Đối tượng có khả năng lớn mắc bệnh sởi là trẻ em, người có sức đề kháng kém.

Chính vì vậy, cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc trẻ từ 1 - 14 tuổi tiêm vắc xin phòng Sởi - Rubella đầy đủ và đúng lịch. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hằng ngày. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời…

Hồng Chuyên

Bài viết gốc: https://www.baodaklak.vn/xa-hoi/202404/chu-dong-phong-ngua-dich-benh-soilay-lan-dien-rong-f981f6a/

 

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ