A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02

Bệnh nấm hồng hại cà phê và cách phòng trị

14:30 | 18/10/2024

Bệnh nấm hồng hại cà phê xảy ra phổ biến làm chết cành, khô quả, ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, chất lượng của quả cà phê.

Bệnh nấm hồng hại cà phê xảy ra phổ biến làm chết cành, khô quả, ảnh hưởng nặng tới năng suất cà phê. Ảnh: Minh Tuyên.

Bệnh nấm hồng thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa và thường thấy rõ vào các tháng cuối mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.

Triệu chứng bệnh nấm hồng hại cà phê

Vết bệnh ban đầu là những chấm trắng phớt hồng nằm ở mặt dưới của cành, ở cuống của chùm quả, về sau chuyển sang màu hồng, rồi màu xám. Nếu thời tiết thuận lợi, vết bệnh sẽ phát triển rộng dần và chạy dọc theo cành, lan lên cả quả. Khi vết bệnh lan rộng ôm khắp chu vi của cành thì làm phần cành phía trên vết bệnh bị chết, toàn bộ phần quả phía trên vết bệnh sẽ bị rụng hoặc khô.

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều. Trong điều kiện nóng ẩm, nấm bệnh phát triển rất mạnh. Vì vậy, bệnh gây hại nặng ở các vùng mưa nhiều, ẩm độ cao. Bệnh nấm hồng cũng phát triển mạnh trong điều kiện các vườn cà phê bón thừa phân đạm, rậm rạp, cỏ dại nhiều.

Các loại thuốc phòng trị bệnh nấm hồng hại cà phê hiệu quả của Công ty CP BVTV Sài Gòn (SPC). Ảnh: Minh Tuyên.

Một số biện pháp phòng trị hiệu quả cao

- Trồng cà phê ở mật độ thích hợp, tránh trồng dày để đảm bảo độ thông thoáng.

- Cần có hệ thống tiêu nước để thoát nước thật tốt sau khi mưa, tránh ẩm thấp.

- Trong mùa mưa, thường xuyên vệ sinh vườn cây, trừ cỏ dại và cắt tỉa cành chết, cành vô hiệu nằm khuất trong tán để tạo sự thông thoáng trong vườn.

- Bón phân tránh dư đạm, vì sẽ làm vườn cây rậm rạp, dễ nhiễm bệnh. Nên sử dụng các loại phân vi lượng như TANO-601, rải phân SPC-Cal để cải tạo đất. Các phân này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng bệnh cho cây, vừa làm tăng năng suất và chất lượng cà phê.

- Trong các tháng mưa, cần phun phòng bằng SAIPORA SUPER 350SC, hoặc VANICIDE 5SL. Chú ý phun ướt toàn tán cây và cành để phòng bệnh. Chủ yếu phun phòng trong mùa mưa, cách 2-3 tuần/ 1 lần tùy tình hình thời tiết.

- Thường xuyên kiểm tra vườn trong mùa mưa, để phát hiện cây bệnh và xử lý kịp thời, nhằm làm giảm thiệt hại, giảm chi phí phòng trừ. Đặc biệt cần chú ý ở những vườn cây đã có lịch sử nhiễm bệnh.

- Khi cây chớm bị bệnh, cần phun thuốc đã nêu kịp thời. Cắt cành bị chết tập trung lại để tiêu hủy. Có thể phối hợp thuốc với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để làm tăng và kéo dài hiệu lực. 

- Việc phòng trừ cần được tiến hành trên diện rộng thì hiệu quả mới cao. Vì vậy cần lưu ý phòng trừ những vườn lân cận, kể cả phòng trừ nấm hồng cho các vườn cây ăn quả lâu năm xung quanh. Vận động những vườn cà phê lân cận cùng phòng trừ để hạn chế tích lũy nguồn bệnh và tránh lây lan lẫn nhau.

TS. Nguyễn Minh Tuyên

Bài viết gốc: https://nongnghiep.vn/benh-nam-hong-hai-ca-phe-va-cach-phong-tri-d405048.html

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Tháng 10

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ