Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk, hiện trên toàn tỉnh có 20 xã/thị trấn thuộc 7 huyện xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi. Cụ thể, Đắk Lắk có tổng cộng hơn 1.000 con lợn nhiễm bệnh. Số lợn nhiễm bệnh khi nhận được phản ánh của người dân, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, phun khử trùng và đưa đi tiêu hủy.
Trong số các địa phương xuất hiện dịch huyện Ea Súp có 8 xã và thị trấn xuất hiện ổ dịch tả lợi Châu Phi với tổng số lợn bị bệnh là 741 con. Đây là địa phương có số lợn nhiễm nhiều nhất hiện nay. Để phòng chống dịch,
Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, UBND huyện Ea Súp đã yêu cầu các địa phương cùng cơ quan đơn vị liên quan tiếp tục kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn. Đối với các địa phương đã xảy ra dịch tập trung các nguồn nhân lực, kinh phí để khẩn trương dập dịch, thành lập đội xử lý dịch để tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết.
Không để xảy ra tình trạng vứt xác lợn ra môi trường làm ô nhiễm, lây lan dịch bệnh, phun thuốc tiêu độc, khử trùng các chợ và toàn khu vực lân cận ổ dịch trên địa bàn quản lý, cử cán bộ theo dõi, giám sát dịch bệnh đối với số lợn còn khỏe của hộ chăn nuôi vừa có lợn chết phải tiêu hủy, không để xảy ra việc bán chạy lợn bệnh, nghi mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh, gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Các lực lượng chức năng cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những tổ chức, cá nhân vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn và sản phẩm của lợn không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, thành lập đoàn công tác trực tiếp đến từng thôn, buôn để chỉ đạo xử lý dứt điểm ổ dịch và các nơi có nguy cơ bùng phát dịch cao để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định hiện hàn
Lợn nhiễm bệnh được đưa đi tiêu hủy. Ảnh: Quang Yên.
Đối với các địa bàn chưa xảy ra dịch cần tập trung các nguồn lực, vật lực, kinh phí thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh, chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng của địa phương để phục vụ công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
BÌNH LUẬN