A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Đất lâm trường: Thanh, kiểm tra một số nơi có biểu hiện buông lỏng

16:10 | 26/09/2018

Ngày 25/9, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức hội thảo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH 13 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.

 Nhiều đại biểu lo ngại khi tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Kiểm tra đất rừng giao khoán cho hộ dân trồng rừng ở Kiên Giang. Ảnh: TL.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới đạt 16,9%

Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến tháng 12/2017, tổng diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường hiện do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng là 9.192.221 ha; diện tích đất đã giao, cho thuê là 8275.837 ha, chiếm 90,03% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện tích giao khoán, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư là 531.032 ha, bằng 5,8% tổng diện tích đang quản lý, sử dụng. Diện tích bị lấn chiếm đang có tranh chấp là 172.662 ha, bằng 1,9% tổng diện tích đang quản lý, sử dụng. 

Báo cáo kết quả giám sát cho thấy, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương chưa xây dựng và triển khai thực hiện đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường nhưng không thuộc diện đổi mới, sắp xếp phát triển theo Nghị định 118 để tổ chức thực hiện nghiêm túc đề án trong giai đoạn 2016-2020.

Điều này có nghĩa trong tổng số hơn 9.192.221 ha đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường với hơn 745 tổ chức, nông lâm nghiệp, hàng trăm UBND xã và hàng ngàn hộ gia đình, cá nhân đang quản lý, sử dụng nhưng mới chỉ rà soát, đo đạc, cắm mốc, thiết lập hồ sơ quản lý của 254 công ty nông, lâm nghiệp lập với diện tích 2.378.710 ha, đạt 25,88%. Còn 74,12% tương ứng với diện tích 6.813.511 ha đất có nguồn gốc nông, lâm trường chưa được xây dựng đề án để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất.

Theo bà Cao Thị Xuân- Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhiều vụ việc còn kéo dài nhưng chưa có biện pháp xử lý. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường còn nhiều hạn chế, chưa được thường xuyên, triệt để, kịp thời, có nơi, có việc có biểu hiện buông lỏng. 

Một trong những nguyên nhân chủ quan được bà Xuân chỉ rõ đó là do công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường ở các địa phương còn bất cập, việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai thực hiện chưa đầy đủ.

“Việc UBND một số địa phương chưa triển khai quyết liệt thu nộp tiền thuê đất của các công ty nông, lâm nghiệp là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các công ty nông, lâm nghiệp buông lỏng quản lý đất đai, cố tình giữ lại đất mặc dù nguồn lực lao động hiện tại hạn chế, để đất đai bị xâm lấn, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết trái pháp luật”-bà Xuân cho hay.

Tìm kế sinh nhai cho người dân

Theo ông Nguyễn Văn Chiến- nguyên Phó Cục trưởng Cục Đăng ký đất đai, Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và môi trường để tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh, khắc phục tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai cần tăng cường sự giám sát, thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, chấp hành chính sách đất đai đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường. Đặc biệt tập trung giải quyết những vụ việc tồn đọng từ trước, ngăn ngừa và xử lý những vụ việc phát sinh mới. 

Về giải pháp lâu dài theo ông Chiến, hoạt động của nông, lâm trường không thể tách rời khỏi môi trường xã hội tại địa phương. Trong khi người dân địa phương cần có thu nhập và việc làm thường xuyên để bảo đảm cuộc sống bởi nhu cầu về đất sản xuất cũng chính là nhu cầu về việc làm và thu nhập. Do đó nếu giải quyết được vấn đề việc làm và thu nhập sẽ làm giảm áp lực về nhu cầu đất đai cũng như những tranh chấp, đòi lại đất, lấn chiếm, phá rừng làm rẫy của người dân. 

Phản ánh tình trạng tại địa phương có những tranh chấp khiếu kiện giữa người dân và các công ty nông, lâm trường khiến cho một số thế lực thù địch lợi dụng để lôi kéo, kích động bà con khiến tình hình trở nên phức tạp, ông Y Giang Gry Niê Knơng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị, Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí để tỉnh triển khai đề án đo đạc, lập bản đồ địa chính vì đây là nhiệm vụ cấp thiết nhằm rà soát, xử lý tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất đai có nguồn gốc đất nông, lâm trường. 

Ông Y Giang Gry Niê Knơng cũng cho rằng: Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 102 năm 2014 của Chính phủ, theo đó cần quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ đầu tư, kể cả các công ty lâm nghiệp được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư nhưng buông lỏng quản lý để đất đai bị lấn chiếm, chặt phá rừng.  

H.Vũ

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ