Nhiều nỗi lo ở vùng biên giới
08:26 | 24/09/2015
Dù 40 năm thống nhất đất nước nhưng ở dải biên giới Tây Nguyên gần như không có dân. Các phong trào dự án khu dân cư sát biên giới không thành công do thiếu kế sinh nhai
Ngày 23-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe đoàn giám sát báo cáo; Chính phủ báo cáo (bổ sung) việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược mà trọng tâm là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Trăn trở thế trận lòng dân
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa trình bày báo cáo giám sát cho biết những năm qua, khu vực biên giới Tây Bắc đã đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông gắn với chiến lược quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Tây Nguyên đã đẩy mạnh kết nối các trục đường gắn kết với các trung tâm, đường Hồ Chí Minh, đường tuần tra biên giới để phát huy tác động lan tỏa của những công trình này… Có kế hoạch giúp các địa phương giải quyết triệt để vấn đề đất sản xuất của đồng bào, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Tây Nam Bộ đã đầu tư hạ tầng cơ sở cho các tỉnh biên giới giáp Campuchia, tạo thuận lợi cho công tác phân giới cắm mốc, tuần tra biên giới; đầu tư nâng cao chất lượng đời sống nhân dân…
Góp ý báo cáo, Trung tướng Bế Xuân Trường, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, cho biết rất trăn trở về thế trận lòng dân ở khu vực biên giới. Đặc biệt, dù 40 năm thống nhất đất nước nhưng dải biên giới Tây Nguyên gần như không có dân. Các phong trào dự án khu dân cư sát biên giới như làng thanh niên lập nghiệp không thành công như mong đợi do không có kế sinh nhai, điện. Ở Tây Nam Bộ, dân qua lại 2 bên, chính quyền không quản lý được.
Do thiếu nước, nhiều diện tích đất sản xuất ở Tây Nguyên cho hiệu quả rất thấp. Ảnh: Cao Nguyên
Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Võ Minh Chiến cho biết khu vực Tây Nam Bộ có 7/12 tỉnh giáp biển, 4 tỉnh giáp biên giới Campuchia và đều tiềm ẩn phức tạp rất lớn và lâu dài về tình hình biên giới. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển bày tỏ quan ngại khi một số dự án phát triển kinh tế chưa chú trọng đến quốc phòng, an ninh, nhất là đóng trên địa bàn then chốt, không chỉ giao đất, giao rừng cho công ty nước ngoài mà còn nhiều vấn đề khác.
Cũng theo ông Chiến, vùng sát biên giới như Kiên Giang đưa dân ra nhưng không giữ ở lại lâu dài được do thiếu sinh kế bền vững, đời sống khó khăn.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn kiến nghị trọng tâm của Tây Nguyên, ngoài đầu tư cho giao thông thì cần đầu tư mạnh vào an ninh nguồn nước, cụ thể là hệ thống thủy lợi, hồ đập. Ở Tây Nguyên, nhiều vùng trồng cây rồi phải chặt vì thiếu nước. Đến năm 2020, cần 150.000 tỉ đồng đầu tư cho nguồn nước Tây Nguyên. Ngoài ra, cần tính đến đất ở, đất sản xuất cho đồng bào mà cách làm là có thể sắp xếp lại các nông lâm trường nhưng phải tuyên truyền, vận động và có biện pháp để người dân không tiếp tục bán đất khi được giao.
Đất ở, đất sản xuất cho người dân: Nhiệm vụ số 1
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết báo cáo không thấy nêu rõ đặc điểm xã hội như đời sống khó khăn, dân cư phân tán…, nhất là địa bàn Tây Bắc, tình trạng di dân Tây Bắc vào Tây Nguyên. Hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỉ lệ lớn; giáo dục, y tế còn nhiều khó khăn dù đã được quan tâm. ĐBSCL được dành 22%-24% ngân sách cho y tế, cao hơn mặt bằng chung cả nước (20%) nhưng việc tiếp cận của người dân còn ở mức thấp. Vì vậy, cần tiếp tục đầu tư hơn nữa.
Bà Mai nói quan trọng nhất là đất sản xuất đã hỗ trợ, giao rồi bà con lại bán đi nên cần có chính sách cây, con phù hợp để bà con sống được từ đất, không di dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đồng tình với việc phải giải quyết đất ở, đất sản xuất cho dân biên giới và đây là nhiệm vụ số 1, gắn liền vấn đề dân tộc, tôn giáo và khối đại đoàn kết.
Chính sách nhiều nhưng nguồn lực chưa đủ
Ông Phùng Quốc Hiển bày tỏ băn khoăn về việc chính sách cho đồng bào dân tộc, thiểu số có nhiều nhưng nguồn lực kèm theo không bảo đảm. “Chúng tôi đếm được 180 chính sách nhưng hiệu quả không tương xứng như mức chi trả cho bà con bảo vệ 1 ha rừng chỉ từ 50.000-100.000 đồng thì rất khó bảo đảm đời sống” - ông Hiển nhìn nhận và đề nghị phải làm rõ vấn đề chuyển đổi chiến lược từ thời chiến sang thời bình, đặc biệt là chính quyền cơ sở phải làm tốt hơn nữa.
Nguồn: Báo Dak Lak điện tử
CÁC TIN KHÁC
- Những kết quả nổi bật trong bức tranh kinh tế - xã hội Đắk Lắk 5 năm qua (13/10/2015)
- Rừng giao dân giữ bị mất dần: Không thể khoán trắng cho dân (07/10/2015)
- Rừng giao dân giữ bị mất dần: Ít tiền nên dân chê? (06/10/2015)
- Bão số 4 hướng thẳng vào vịnh Bắc Bộ, càng gần bờ càng mạnh (02/10/2015)
- Máy bay thủng chóp radar vì đâm phải chim (01/10/2015)
- Chuyển mạng vẫn giữ nguyên số điện thoại (23/09/2015)
- Mỗi người sẽ có một mã số theo dõi lịch tiêm chủng suốt đời (23/09/2015)
- Bãi bỏ 11 loại giấy tờ thủ tục cấp BHXH, BHYT (22/09/2015)
- Bớt lo vé tàu Tết (21/09/2015)
- Những đối tượng và địa điểm nào cấm hút thuốc lá (21/09/2015)
- 6 loại thuốc ngoại dùng phổ biến bị ngừng lưu hành (19/09/2015)
Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.
- Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê
- Dư vị... cà phê miễn phí
- "Cú hích" mạnh mẽ cho ngành hàng cà phê
- Lặng thầm góp sức giữ phố phường sạch đẹp mùa lễ hội
- Huyện biên giới Đắk Nông nâng tầm cho cà phê
- Thành phố Buôn Ma Thuột triển khai đồng bộ Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
- Tạm giữ hình sự tài xế vụ lật xe khách khiến 4 người tử vong
- Vì sao các ngân hàng đồng loạt xóa sổ thẻ từ?
- Đắk Nông sắp xếp lại trường học góp phần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên
- Bao giờ thoát cảnh "lụy đò"?
- Giá xăng giảm mạnh hơn 1 ngàn đồng/lít
- Nâng cao kiến thức về tổ chức quản lý, điều hành hợp tác xã
- Huyện Krông Pắc: Người dân ủng hộ gần 30 tấn hàng và 388 triệu đồng cứu trợ cho người dân vùng bão lũ
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh kêu gọi ủng hộ kinh phí khắc phục hậu quả cơn bão số 3
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN