A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Hỗ trợ 6 tỉnh lồng ghép dinh dưỡng cho trẻ em

06:00 | 05/07/2013

Ngày 4/7, tại Hà Nội, hội nghị tổng kết Chương trình chung "Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm có nguy cơ tại Việt Nam” đã được Bộ Y tế tổ chức.

Chương trình chung "Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm có nguy cơ tại Việt Nam" được thực hiện tại 6 tỉnh gồm Cao Bằng, Điện Biên, Đắc Lắk, Kon Tum, Ninh Thuận và An Giang, với tổng kinh phí là 3,55 triệu USD. 
 
Được triển khai từ tháng 1/2010 đến 1/2012, gia hạn đến tháng 6/2013, chương trình bao gồm: hợp phần dinh dưỡng do Bộ Y tế thực hiện và hợp phần an ninh lương thực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện. 
 
Chương trình cũng triển khai thực hiện Bệnh viện bạn hữu trẻ em tại các bệnh viện tỉnh và huyện của 6 tỉnh dự án; đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo chất lượng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, sắt folic và các sản phẩm bổ sung vi chất. Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, 100% bà mẹ mang thai tại các huyện của 2 tỉnh Cao Bằng và Đắc Lắk được bổ sung viên sắt. Ngoài ra, chương trình chung còn hỗ trợ kỹ thuật về tăng năng suất và bảo quản giống lúa; tổ chức đào tạo cho 200 nông dân; hỗ trợ tham gia sản xuất lúa theo mô hình quản lý lúa thích hợp cho 1.622 hộ nông dân của 6 tỉnh dự án...
 
Chương trình đã giúp cải thiện tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở 6 tỉnh trọng điểm; tổ chức một số hoạt động hỗ trợ nông dân nhằm tăng khả năng cung cấp các loại thực phẩm an toàn, có chất lượng. Đến nay, chương trình đã thiết lập và duy trì 66 nhóm hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ tại các xã của 3 tỉnh An Giang, Điện Biên và Ninh Thuận. Các nhóm nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào thôn, bản được thành lập giúp tăng tỷ lệ cho con bú từ 80% lên 92%; tỷ lệ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu từ 0% lên 12%...
 
Chương trình chung "Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm có nguy cơ tại Việt Nam” do Quỹ thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ Tây Ban Nha tài trợ thông qua Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Theo Kinh tế & Đô thị

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ