A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Dấu hiệu xấu cho người trồng cao su

08:56 | 01/08/2013

Cách đây gần 1 năm về trước, cao su được xem là một loại cây trồng mang lại kinh tế cho các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk (nơi tập trung hàng chục ngàn ha cao su đang thời kỳ khai thác) nói riêng.

Ngoài các Công ty, Doanh nghiệp phát triển mạnh nhờ mủ cao su, còn có rất nhiều hộ dân trồng cao su tiểu điền trở thành tỉ phú, giá một tấn mủ cao su khô thời điểm này lên đến trên 70 triệu đồng. Đây cũng được xem là thời kỳ đỉnh cao tạo ra cơn sốt mang tên vàng trắng, len lỏi khắp núi rừng Tây Nguyên. 



Nhiều người dân hiện rất hối hận vì đã lỡ xuống giống cao su đúng vào thời điểm bảo giá

Tuy nhiên khi cơn sốt đi qua mọi việc bắt đầu đi theo quy luật của nó, tức là phải tuân thủ quy luật của thị trường, giá cả xuống liên tục, từ tháng 8/2012 lại nay gần như không có chiều hướng tốt, khiến cho tư tưởng người trồng cao su bị lay động dữ dội. 
   
Tụt đốc không phanh

Tính đến lúc này, diện tích cao su cả nước đạt hơn 800 ngàn ha, trong đó Tây Nguyên có gần 220 ngàn ha, riêng Đắk Lắk có gần 35 ngàn ha, trong đó diện tích cà phê tiểu điền chiếm khoảng 20%. 

Những năm gần đây, do giá mủ cao su liện tục biến động theo hướng có lợi cho người sản xuất người dân ở các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên ngoài các loại cây truyền thống đem lại lợi nhuận cao về kinh tế như cà phê, hồ tiêu.. họ còn vận dụng mọi địa hình để trồng cao su, một loại cây công nghiệp có lợi ích kinh tế vô cùng to lớn. 

Diện tích được trồng mới cũng như cải tạo vườn cây liên tục tăng lên theo thời gian, có những gia đình sẵn sàng bỏ ra rất nhiều vốn cố gắng cho xuống được khoảng vài ngàn cây cao su trên mảnh rẫy xen canh của nhà mình nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế sau này.

Tuy nhiên, kể từ tháng 8/2012 lại nay giá mủ cao su bổng nhiên tụt dốc không phanh, thời điểm này chỉ còn khoảng 43 triệu đồng/1 tấn mủ khô, theo nhiều chuyên gia về thị trường, giá mủ có thể không tăng mà thậm chí còn xấu thêm so với thời điểm hiện tại. 

Ở Đắk Lắk mủ cao su đạt năng suất rất cao so với nhiều tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên với giá cả này, cao su tiêu điều đứng trước nguy cơ phá sản.

Việc giá mủ cao su tụt dốc từ tháng 8/2012 tới nay mà không thể nhích lên nổi cũng do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chủ đạo vẫn là ảnh hưởng theo suy thoái kinh tế toàn cầu, được biết thị trường cao su Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào Châu Âu và Mĩ, một khi 2 thị trường này bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chắc chắn cao su của chúng ta cũng không tránh khỏi được, hay nói  một cách đơn giản mủ để làm lốp xe nhưng xe không bán được thì mặc nhiên mủ cũng phải hạ giá. 

Về đâu Cao su tiểu điền? 

Với việc giá cao su tụt dốc không phanh như vậy những hộ dân trồng cao su tiểu điền sẽ ảnh hưởng như thế nào?. Được biết hiện nay ở Đắk Lắk rất nhiều hộ nông dân đang đua nhau trồng cao su, những hộ có thu hoạch rồi còn đỡ, khốn khổ nhất là những hộ đang và chuẩn bị xuống giống cao su.

Anh Dương Doãn Việt ở xã Ea Tir huyện Ea H’leo cho biết: Nhờ lấy được một số tiền đền bù của Thủy điện Ea Súp 3, còn dư 5 hecta đất nông nghiệp thấy năm ngoái giá mủ cao su cao tôi quyết định trồng xuống 3 ngàn cây cao su con, mất cả trăm triệu đồng tiền giống và công sức bỏ ra, tuy nhiên khi nghe tin giá mũ cao su xuống, biết thế tôi trồng cà phê xen canh đậu, mì cho chắc ăn chứ giá mũ khoảng 40 triệu đồng/1 tấn, ở chổ này tôi thu hoạch sẽ không có lời vì đi lại đường sá rất khó khăn.

Còn ông Y Xanh ở Thị Trấn Ea Súp cho biết: Tất cả những diện tích đất trồng bắp mì mùa trước sẽ được chuyển sang trồng cao su, hiện đang trồng thêm 10 ha cao su, trong thời gian qua tôi liên tục huy động nhân công có gắng trồng càng nhanh càng tốt vì trời mưa phù hợp cho việc xuống giống, tốn hàng trăm triệu đồng rồi, hi vọng trong ít năm nữa giá cả ổn định gia đình tôi sẽ có cuộc sống khấm khá.

Bà Lê Thị Bích Thảo, Chánh văn phòng Công ty TNHH MTV Cao Su Đắk Lắk cho biết mặc dù hiện phải cắt giảm một số kinh phí không cần thiết, nhưng công ty cam kết sẽ không giảm lương của công nhân.

Ông YRê Niê, buôn Sang, xã Ea HĐing, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk có diện tích 8ha cao su được trồng từ năm 1996, đến năm 2004 cho khai thác. Thuê 4 công nhân khai thác với tiền công lao động 200.000đồng/ngày. 

Hiện nay kinh tế gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn do giá cao su xuống quá thấp không đủ tiền để đầu tư cho vườn cao su và trả tiền công cho các công nhân. Tôi phải chạy vạy nhiều nơi vay ngân hàng, vay người than thậm chí còn đi  vay nóng với lãi suất cao để trang trải cho các chi phí cố gắng cầm cự chờ giá cao su lên. Nếu giá cao su cứ như thế này kéo dài thì gia đình tôi có nguy cơ vỡ nợ phải bán tất cả nhà cửa, vườn cây cao su để trả nợ. 

Bà Đặng Thị Khương trú thôn 1 xã Ea Tar, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk có 5ha cao su được trồng từ năm 1996, đến năm 2004 cho khai thác buồn bả cho phóng viên biết: Tôi thuê 2 công nhân khai thác trả lương theo sản phẩm tỉ lệ 50:50(cứ 1 lít mủ cao su tươi bán được 8000đ thì nhân công 4000đ  và tôi . 4000đ). Mấy năm trước khi giá cao su cao thì mỗi năm trừ hết chi phí gia đình tôi lời 20 triệu cũng đủ trang trải cho các chi phí, nhưng năm nay đột nhiên giá cao su xuống quá thấp gia đình tôi làm không công. Một ngày thu được 60 kg mủ thì bán giá 8.000đ/kg, những năm trước bán với giá 25.000đ/kg. 

Gia đình tôi chỉ có vườn cao su cũng là nguồn thu chính của gia nhưng với giá cao su thế này keo dài thì rất có thể gia đình tôi phải bỏ cả vườn cao su vì không có đủ tiền để chi trả cho công nhân và các chi phí khác
Gian nan chống chọi thị trường.

Công ty TNHHMTV Cao su Đắk Lắk là một công ty lớn nhất trong việc trồng và xuất khẩu mủ cao su ở tỉnh này,  tuy nhiên trong tình hình hiện nay công ty này thậm chí còn tằn tiện các khoản kinh phí dù là nhỏ nhất, được biết các năm trước mức thưởng tết cho công nhân của đơn vị này thấp nhất cũng phải nằm mức 8 triệu đồng trên người, tuy nhiên chắc chắn năm nay sẽ không có thưởng tết như các năm. 

Bà Lê Thị Bích Thảo, Chánh văn phòng Công ty TNHH MTV Cao Su Đắk Lắk cho biết: Việc giá mủ cao su bị tụt dốc cho đến thời điểm này đã gần 1 năm, Công ty chúng tôi cũng bị ảnh hưởng, quý 1,2,3 năm 2012 giá một tấn mũ rơi vào khoảng 3.500USD, nhưng từ thời điểm tháng 8/2012 lại nay chỉ còn 2.100 USD/tấn, hiện nay giá vẫn biến động liên tục nhưng chỉ xuống chứ không lên. 

Bà Thảo cho biết thêm: Năm ngoái trong kế hoạch xây dựng tổng doanh thu 1000 tỉ đồng, kết quả đạt 1.100 tỉ đồng, riêng năm nay do nhiều yếu tố, kế hoạch xây dựng tổng doanh thu 600 tỉ đồng, đến thời điểm hiện tại mới chỉ đạt 280,1 tỉ đồng, về sản lượng năm ngoái xây dựng 13.500 tấn đạt 100%, năm nay xây dựng 10.600 tấn, đến thời điểm này mới được 3.800 tấn.

Để khắc phục tạm thời cho tình trạng giá mủ cao su cũng như sản lượng không đạt mục tiêu đề ra, công ty TNHH MTV Cao Su Đắk Lắk đã có những biện pháp trấn an tinh thần cán bộ công nhân viên như sẽ cố gắng không giảm lương, đồng thời sẽ cắt những khoản phí không cần thiết nhằm tạo sự ổn định tư tưởng cho 4000 cán bộ công nhân viên toàn công ty.

Việc giá cao su tụt dốc liên tục đang là một vấn đề làm đau đầu các cơ quan chức năng ở Đắk Lắk, nơi cây cao su có một vị thế vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, nó không chỉ ảnh hưởng về kinh tế không thôi mà còn làm cho cuộc sống tinh thần người trồng cao su xuống cấp trầm trọng, hiện đây là tình trạng chung của người trồng cao su tai Đắk Lắk, điệp khúc chờ mủ tăng giá vẫn đang hiện hữu.

    Nguồn: tamnhin.net

    BÌNH LUẬN

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ