A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Trồng bù rừng tại các dự án thủy điện: Chậm triển khai - vì sao?

07:49 | 07/12/2013

Từ năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có quy định các dự án khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải đảm bảo việc đầu tư trồng mới thay thế diện tích rừng đư

Tuy nhiên, đến nay, các chủ dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh vẫn không thực hiện trồng rừng thay thế và cũng không nộp tiền cho Nhà nước để trồng nơi khác.

Theo kết quả rà soát mới đây của Chi cục Phát triển lâm nghiệp tỉnh: từ khi Nghị định 23/2006/NĐ - CP có hiệu lực, tỉnh ta có 9 dự án thủy điện chuyển mục đích sử dụng rừng, với tổng diện tích 2.057ha. Đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt các thủy điện phải trồng bù 854ha rừng, nhưng thực tế chỉ trồng được 63 ha. Cụ thể: thủy điện Ea M’Đoan 2 (huyện M’Drak), công suất 4 MW chuyển đổi 11,5 ha rừng cũng chỉ trồng bù chưa được một nửa. Thủy điện Sêrêpôk 4 (huyện Buôn Đôn) có công suất 80 MW lấy đi hơn 200 ha rừng thì mới trồng bù khoảng 30-40 ha. Nhưng thực ra diện tích này cũng không phải là diện tích trồng rừng thay thế đúng nghĩa theo Nghị định 23, bởi được trồng trên đất mà doanh nghiệp thủy điện được thuê, để sau này chính họ được hưởng lợi. Các dự án thủy điện còn lại chưa thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế, với lý do chính quyền địa phương không bố trí đủ đất. Trong khi theo Thông tư 24/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có hiệu lực từ ngày 1-7-2013): nếu không có đất, chủ đầu tư phải nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) để bố trí trồng rừng nơi khác. Ngoài ra, hàng loạt dự án thủy điện lớn nhỏ xây dựng trước năm 2006 đã chuyển đổi hàng nghìn héc-ta rừng đầu nguồn để xây lòng hồ, làm các khu tái định cư, tái định canh mà không phải trồng lại vì Nghị định 23 không có quy định truy thu.

Nếu thiếu biện pháp kiên quyết trong việc trồng bù rừng thay thế đối với các dự án thủy điện  thì hậu quả môi trường do các công trình thủy điện gây ra sẽ rất khó  khắc phục.

Nếu thiếu biện pháp kiên quyết trong việc trồng bù rừng thay thế đối với các dự án thủy điện thì hậu quả môi trường do các công trình thủy điện gây ra sẽ rất khó khắc phục.

Lý giải về nguyên nhân chậm trễ trong việc triển khai thực hiện quy định trồng bù rừng trên địa bàn tỉnh, Ông Nguyễn Quốc Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển lâm nghiệp cho biết, Nghị định 23 ban hành từ năm 2006, nhưng 7 năm sau mới có thông tư hướng dẫn trồng rừng thay thế đối với thủy điện. Hiện Chi cục mới phối hợp với Sở Công thương tiến hành rà soát, kiểm tra, thống kê lại các thủy điện xây dựng từ năm 2006, đề xuất phương án báo cáo với lãnh đạo Sở NN&PTNT. Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua thì việc trồng bù rừng phải xong trong năm 2015. Tuy nhiên, với tình hình triển khai như hiện nay tại tỉnh ta thì rất khó để có thể triển khai đúng thời gian quy định. Chưa kể đối với những dự án thủy điện đang chuẩn bị đầu tư thì có thể bắt buộc trồng rừng, còn thủy điện làm rồi thì rất khó đòi, do cả Nghị định 23/2006 và Thông tư 24/2013 đều không quy định chế tài cụ thể”. Cũng chính vì vậy, đến nay, chỉ mới có dự án thủy điện Krông Nô 2 và Krông Nô 3 đang chuẩn bị triển khai xây dựng đã có phương án trồng rừng thay thế với diện tích 49 ha tương đương số tiền phải nộp là 2,5 tỷ đồng. 

    Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ NNPTNT cho thấy: từ năm 2006 đến nay, cả nước có 205 dự án thuộc 27 tỉnh, thành phố thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang làm thủy điện với tổng diện tích 19.800ha rừng, nhưng trồng lại chỉ được 971,7ha, chiếm tỷ lệ 4,9%. Đối với Dak Lak, nếu tỉnh không bố trí được quỹ đất thì hướng dẫn chủ đầu tư nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) trung ương để Bộ NNPTNT bố trí quỹ trồng rừng ở tỉnh khác. Nhưng từ khi thông tư ban hành và có hiệu lực, đến nay Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) Trung ương chưa nhận được đề nghị nào của UBND cấp tỉnh về việc địa phương không có đất trồng rừng thay thế, và cũng chưa có chủ đầu tư dự án nào nộp tiền cho Quỹ BV&PTR Trung ương.

Những diện tích đất rừng bị lấy đi nếu không trồng mới, không khôi phục lại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, đến tài nguyên môi trường; và đương nhiên liên quan đến việc biến đổi khí hậu. Vì vậy, tỉnh cần có biện pháp, chế tài quyết liệt hơn để chủ đầu tư dự án thủy điện chấp hành nghiêm việc trồng bù rừng; giải quyết triệt để sự  lẩn tránh của các chủ đầu tư đối với quy định trồng rừng thay thế như trong thời gian qua.

Lê Hương

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ