A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

“Cây đoàn kết” ở Kroa

11:28 | 09/03/2014

Cách đây 5 tháng, cụm 3 cây K’tung- Bồ đề- Bằng lăng (buôn Kroa B, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản.

Điều đó đã đem lại niềm vui và tự hào không chỉ cho người dân xã Cuôr Đăng mà cũng là niềm tự hào của người Đăk Lăk.

Cây cổ thụ lưu giữ nguồn gene rất quý hiếm, vì vậy việc bảo vệ và chăm sóc là rất cần thiết
 
Nằm gần khu nhà cộng đồng của buôn Kroa B, cụm 3 cây K’tung - Bồ đề - Bằng lăng ở đầu suối Ea Mkang. Người ta cho rằng, cụm những cây quý này có tuổi đời đã trên 200 năm. Chiều cao của chúng đều đạt hơn 30 mét; thân cây rất to và tán lá xòe rộng tới hơn 10 mét. Người dân buôn Kroa B gọi đây là "Cây đoàn kết” bởi chúng quấn vào nhau thành một thể thống nhất. Cũng không biết cây nào có trước, cây nào có sau những chúng đều là những cây cổ thụ mà nguồn gene được xác định là rất quý giá. Chính vì thế việc giữ gìn, chăm sóc "Cây đoàn kết” được bà con hết sức chú ý.
 
Người già nhất trong buôn cũng không biết "Cây đoàn kết” có từ khi nào, "khi sinh ra đã thấy chúng quấn lấy nhau như ngày hôm nay rồi”, người già nói. Cũng chính vì rất quý mến cụm cây đặc biệt này, mà người ta đã cùng nhau bảo vệ, khiến chúng tránh bị đốn hạ bởi những cuộc "đi săn” của nhưng người buôn gỗ. Người trong buôn quan niệm rằng "Cây đoàn kết” mang đến sự bình yên và ấm no cho mọi người. Già Ama Ngur  kể rằng, từ nhỏ ông đã theo mẹ ra suối tắm giặt đã thấy cây to như thế rồi. Già Ngur nói, người Êđê cho rằng còn rừng cây là còn nguồn nước nên rừng ở đây được bảo vệ khá tốt. Riêng với "Cây đoàn kết”, bà con xem như là một vị thần canh giữ đại ngàn, đưa tới sự ấm no cho bà con, nên kể cả cành cây đã khô thì bà con cũng không lấy về làm củi. Theo già làng Ngur, nhiều lần cánh lái buôn gỗ đến tận nơi, gạ mua cái cây cổ thụ này với giá rất cao nhưng không ai đồng ý bán. Cũng thật kỳ lạ, "Cây đoàn kết” thực sự đã đem lại nguồn nước suối Ea Mkang quanh năm suốt tháng, cho dù đó là lúc mùa khô.
 
Tuy nhiên, kể từ sau khi cụm ba cây K’tung- Bồ đề- Bằng lăng của buôn Kroa B được xác định là Cây Di sản, thì việc chăm sóc chúng lại càng được đặt ra một cách cụ thể hơn. Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) thì bên cạnh việc vinh danh, cũng cần để bà con hiểu rõ hơn giá trị về nguồn gene của chúng, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn gene quý hiếm của "Cây đoàn kết” nói riêng và những cây cổ thụ nói chung, trong nỗ lực giữ gìn sự đa dạng sinh học. 
 
Liên quan đến cây rừng, thời gian gần đây tại huyện Ea Súp tình trạng lấn chiếm đất và chặt phá rừng trái phép tại các dự án thuê đất, thuê rừng diễn biến khá phức tạp. Toàn huyện hiện có 12 dự án thuê đất, thuê rừng để trồng cao su; trong đó, có 1 dự án của Công ty TNHH Gia Huy tại xã Ea Lê được triển khai trồng cao su theo quy hoạch, 11 dự án còn lại thì mỗi dự án mới được trồng thí điểm 100 ha cao su. Đến nay các dự án đã trồng được 1.266,3/1.440 ha cây cao su. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng lấn chiếm đất và chặt phá rừng trái phép xảy ra tại hầu hết các dự án, mặc dù các dự án đều đã xây dựng các phương án quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Tuy nhiên, tình trạng người dân chặt phá, bao chiếm đất rừng rất phức tạp, lâm tặc chặt tỉa cây rừng lấy lâm sản, lấn chiếm đất rừng trái phép với diện tích khá  lớn. Thống kê chưa đầy đủ, tổng diện tích rừng bị phá sau khi các doanh nghiệp được thuê đất là 201,5 ha, diện tích đất bị lấn chiếm là 417,1 ha.
 
V. THÀNH

    Nguồn: Đại đoàn kết

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ