Biên soạn, thẩm định, phát hành sách giáo khoa: Còn nhiều hạn chế
07:55 | 07/10/2023
Theo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thẩm định, tiếp thu chỉnh sửa một số sách giáo khoa (SGK) chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗi, nội dung thiếu chính xác, văn phong chưa chuẩn mực.
Những sai sót về nội dung đã được phát hiện ở 18 cuốn SGK.
Giá sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cao, gây khó khăn cho người dân. Ảnh: Việt Khánh.
Theo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, vừa được gửi tới Quốc hội, đến nay, SGK triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới được bảo đảm đầy đủ theo đúng lộ trình quy định. Nội dung SGK cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, được đổi mới theo hướng tinh giản, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Bên cạnh kết quả đạt được, tiến trình đổi mới SGK giáo dục phổ thông còn tồn tại, hạn chế ở nhiều khâu.
Cụ thể, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện biên soạn, thẩm định SGK theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều lúng túng, phải vừa làm vừa điều chỉnh, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia vào quy trình biên soạn. Một số quy định còn hạn chế quyền của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK. Đơn cử, khoản 1, điều 9 và khoản 3, điều 10 Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT quy định tổ chức, cá nhân biên soạn SGK phải đăng ký và nộp bản thảo đến một nhà xuất bản có giấy phép tổ chức xuất bản SGK và chỉ có nhà xuất bản này mới được đề nghị Bộ GDĐT thẩm định.
Cũng theo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thành viên Ban phát triển chương trình tổng thể và các chương trình môn học của Bộ GDĐT đồng thời tham gia làm tổng chủ biên, kiêm chủ biên một số bộ SGK của các nhà xuất bản tạo sự cạnh tranh không công bằng. Có tình trạng bộ SGK lớp 1 (Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm) được biên soạn bản thảo trước khi chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình môn học được ban hành.
Tổng quan, báo cáo giám sát nhận xét, việc Bộ GDĐT không tổ chức biên soạn một bộ SGK theo quy định của Nghị quyết số 88/2014/QH13 bằng ngân sách Nhà nước, mà hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa biên soạn SGK là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước; gây lúng túng cho địa phương, phụ huynh, học sinh trong quá trình lựa chọn SGK.
Việc thẩm định, tiếp thu chỉnh sửa một số SGK cũng chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗi, nội dung thiếu chính xác, văn phong chưa chuẩn mực. Những sai sót về nội dung đã được phát hiện ở 18 cuốn SGK, nhất là đối với SGK Tiếng Việt lớp 1, Khoa học tự nhiên lớp 6 và Lịch sử lớp 11.
Khâu cung ứng, phát hành SGK cũng có bất cập, khi phải qua nhiều khâu trung gian. Có tình trạng khan hiếm, thiếu sách cục bộ đối với một số đầu sách trước năm học mới.
Giá SGK theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cao, tăng 2-4 lần giá SGK chương trình giáo dục phổ thông 2006; gây khó khăn cho một bộ phận người dân, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.
Cụ thể, các bộ SGK lớp 1 mới của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có giá từ 179.000 - 194.000 đồng/bộ, khoảng 19.000/cuốn; bộ SGK lớp 1 cũ có giá 54.000 đồng, khoảng 9.000 đồng/cuốn. Các bộ SGK lớp 2 mới có giá từ 179.000 - 186.000 đồng/bộ, khoảng 18.000/cuốn; bộ SGK lớp 2 cũ có giá 53.000 đồng. Bộ sách lớp 3 có giá 177.000 - 183.000 đồng trong khi bộ hiện hành giá 58.000. Bộ sách lớp 7 giá gần 210.000 đồng, cao hơn 80.000 đồng. Sách lớp 10 giá 246.000 - 301.000 đồng/bộ tùy tổ hợp môn học, cao hơn bộ cũ 80.000 - 140.000 đồng. Các mức này chưa bao gồm sách tiếng Anh.
H.PHƯƠNG
Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/bien-soan-tham-dinh-phat-hanh-sach-giao-khoa-con-nhieu-han-che-5740606.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Minh bạch thống kê việc làm sinh viên (10/10/2023)
- Đắk Lắk: Ngành GDĐT huyện Krông Pắc thiếu 2.128 thiết bị giảng dạy theo Chương trình GDPT 2018 (09/10/2023)
- Mức thu học phí các trường đại học năm học 2023 - 2024 (09/10/2023)
- Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Có tới 3 phương án chọn lựa (09/10/2023)
- Liệu có “phổ cập đại học”? (09/10/2023)
- Sau năm 2025, thi tốt nghiệp THPT bao nhiêu môn? (06/10/2023)
- Huyện Cư Kuin: Cần có thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục (06/10/2023)
- Miễn giảm học phí: Chủ trương tốt đẹp cần lan tỏa (06/10/2023)
- Khoảng 70% ủng hộ phương án Lịch sử là môn tự chọn thi tốt nghiệp THPT (06/10/2023)
- Đắk Lắk: Huyện Buôn Đôn sửa lỗi, khắc phục thiếu sót (05/10/2023)
- Nên điều chỉnh thế nào với môn tích hợp ở bậc THCS? (05/10/2023)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Giá cà phê hôm nay 7-12: Tăng mạnh trong tuần "biến động như tàu lượn"
- Làm giả giấy tờ giúp con trốn nghĩa vụ quân sự, hàng chục người bị phạt tù
- Xuất khẩu nông sản trên đà lập kỷ lục mới
- Miễn, giảm, gia hạn 1.007 tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất
- Một người bị thương, 4 phương tiện hư hỏng sau tai nạn giao thông liên hoàn
- Tiền nhàn rỗi của người dân 'chảy' mạnh vào hệ thống ngân hàng
- Nhiều hoạt động văn hóa thể thao thanh niên nông thôn, gắn kết cộng đồng
- Tăng tốc, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Cần sớm định danh người bán hàng online
- Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN