Phát huy giá trị nguồn lợi từ rừng
15:19 | 01/10/2024
Việt Nam đặt mục tiêu Net Zero vào năm 2050 bằng đẩy mạnh trồng rừng cũng như hồi phục rừng tự nhiên để duy trì tỷ lệ 42 - 43%.
Không chỉ bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, cung cấp nguồn gỗ, lâm sản… mà rừng còn có thể mang lại nguồn lợi lớn từ bán tín chỉ carbon.
Hồi phục rừng không chỉ chống biến đổi khí hậu mà còn mang lại nguồn lợi lớn từ bán tín chỉ carbon. Ảnh rừng ngập mặn Cần Giờ. Ảnh: N.A.
Giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng
TS Hà Công Tuấn - nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế NNPTNT Việt Nam cho biết, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác lập tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 15,85 triệu ha, bao gồm 2,45 triệu ha đất rừng đặc dụng; 5,23 triệu ha đất rừng phòng hộ, 8,16 triệu ha đất rừng sản xuất.
Trong giai đoạn 2017 - 2023, diện tích và độ che phủ rừng của Việt Nam liên tục gia tăng. Nếu năm 2017, diện tích có rừng đạt 14,41 triệu ha với tỷ lệ che phủ đạt 41,45%, thì đến năm 2023, diện tích rừng đã tăng lên 14,82 triệu ha, đạt tỷ lệ che phủ 42,50%. Bên cạnh đó, diện tích rừng tại Việt Nam tăng do tăng rừng trồng mới bình quân hơn 105.000ha rừng mỗi năm và các hoạt động khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên trên diện tích gần 25.000ha mỗi năm.
Theo ông Tuấn, những năm tới, tiềm năng tăng chất lượng rừng lớn là cơ sở để tăng dịch vụ môi trường, tăng khả năng hấp thụ carbon. Rừng thường xanh được đánh giá là rừng giàu có mật độ chứa carbon tới 143,3 tấn/ha; rừng trung bình chứa 69,9 tấn/ha, rừng nghèo chỉ đạt 31 tấn/ha và rừng trồng bình quân chỉ chứa 29 tấn/ha.
TS Lương Quang Huy - Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng ozon, thuộc Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, lượng khí thải CO2 ở Việt Nam hiện nay là 500 triệu tấn/năm, với mức trung bình khoảng 5.000 tấn CO2/người/năm. Mức này của Việt Nam tương đối thấp với mặt bằng chung của quốc tế (ở mức khoảng 6.800 - 7.000 tấn CO2/người/năm).
Việt Nam hiện có khoảng 17 triệu ha rừng và không thể tăng thêm 3 lần diện tích rừng, nên việc duy nhất là làm giàu rừng. Bên cạnh đó, tất cả các lĩnh vực khác đều phải triển khai thực hiện nhiều giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, nhất là trong lĩnh vực năng lượng. Trước đó, Việt Nam đã có cam kết chuyển đổi năng lượng, đặc biệt đối với điện than, giảm dần từ năm 2030 và tiến tới dừng hẳn vào năm 2050. Điều này sẽ tạo sức ép vô cùng lớn đến mặt bằng chung của việc tiêu thụ năng lượng. Thực tế hiện nay năng lượng hóa thạch đang chiếm trên 40%, tiếp đó là thủy điện. Còn năng lượng tái tạo đang chiếm khoảng 20% và có mức tăng mạnh mẽ trong những năm qua. Tuy nhiên, trong 6 năm tới, tỷ lệ năng lượng tái tạo cần phải tiếp tục tăng lên mức khoảng 35 - 40% vào năm 2030 và đạt mức 65 - 70% vào năm 2050 thì mới đạt mục tiêu Net Zero.
Sẽ có sàn giao dịch tín chỉ carbon
Theo TS Lương Quang Huy, việc phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc chưa có quy định cụ thể. Tiêu chuẩn carbon rừng và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, cấp tín chỉ để áp dụng cho thị trường carbon trong nước chưa được xây dựng. Ngoài ra, kinh phí cần bố trí trước để xây dựng dự án, báo cáo, thẩm định và cấp tín chỉ là tương đối lớn. Hiện chưa có định giá về giá tín chỉ carbon rừng làm cơ sở cho việc đàm phán về giá với bên mua.
Trong khi đó, các tiêu chuẩn quốc tế đưa ra yêu cầu rất cao về kỹ thuật, môi trường, xã hội để đánh giá, thẩm định và cấp tín chỉ. Mỗi đối tác có quy định khác nhau nên nội dung, phương thức đàm phán, ký kết và thực thi thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) là khác nhau.
Về vấn đề này, bà Nghiêm Phương Thúy - Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục triển khai các chương trình giảm phát thải và nghiên cứu thí điểm tín chỉ carbon có chất lượng cao (carbon xanh...); trong đó cần chú trọng vấn đề truyền thông, tập huấn kỹ thuật. Đồng thời, hoàn thiện thể chế chính sách về chuyển nhượng và quản lý tài chính nguồn thu từ tín chỉ carbon rừng. Xây dựng tiêu chuẩn carbon rừng Việt Nam, cơ chế vận hành, hướng dẫn xây dựng và triển khai thí điểm một số dự án có tiềm năng…
Được biết, tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP, Việt Nam cũng đã đặt ra mục tiêu việc phát triển cũng như thời điểm triển khai thị trường carbon thành 2 giai đoạn. Giai đoạn từ nay đến hết năm 2027, tập trung xây dựng các quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; đồng thời xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon.
Trong giai đoạn này, Việt Nam sẽ triển khai thí điểm cơ chế trao đổi và bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng, cũng như hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế, phù hợp với quy định pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Ngoài ra, Việt Nam sẽ thành lập và vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025, đồng thời triển khai các hoạt động nhằm tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon. Giai đoạn từ năm 2028 chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon trong năm 2028 và quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và quốc tế.
NAM ANH
Bài viết gốc: https://daidoanket.vn/phat-huy-gia-tri-nguon-loi-tu-rung-10291392.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Để doanh nghiệp mạnh dạn hơn (02/10/2024)
- Vé máy bay Tết bán sớm, giá vẫn cao (02/10/2024)
- Giá vàng hôm nay, 2-10: Tăng mạnh trở lại (02/10/2024)
- Diễn biến mới trong thương mại điện tử Việt Nam (02/10/2024)
- Huyện Lắk: Phát hiện 6 cơ sở vi phạm về an toàn toàn thực phẩm (02/10/2024)
- Tiếp tục các biện pháp ổn định thị trường vàng (01/10/2024)
- Có rất ít thương hiệu Việt được thế giới biết đến (01/10/2024)
- Khởi động dự án sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ thông minh và du lịch trải nghiệm nông nghiệp (01/10/2024)
- Ngược dòng thế giới, giá vàng SJC có diễn biến bất ngờ (01/10/2024)
- Phát triển Krông Năng toàn diện và bền vững (01/10/2024)
- Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 82,6 ngàn tỷ đồng (01/10/2024)
Góp ý các dự thảo truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
Chiều 26/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh đã chủ trì cuộc họp Tiểu ban Truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (gọi tắt là Tiểu ban Truyền thông).
- Đắk Lắk sẽ tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt
- Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
- Đắk Lắk có 2 thí sinh tham gia vòng Chung kết Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ VI
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nhiều nội dung, hoạt động hấp dẫn
Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04
Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể
- Bùng nổ ưu đãi
- Mừng chi nhánh mới Buôn Ma Thuột: Khai trương giảm sốc- Chào hè cực bốc
- Trải nghiệm Hyundai, nhận ngay ưu đãi tại thị trấn Phước An
- Chương trình Mua Xe Tặng Vàng - Ngập Tràn Ưu Đãi
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Công ty TNHH Phân Bón Minh Thắng thông báo tuyển dụng
- Mỹ phẩm của Công ty TNHH SXTM mỹ phẩm Hải Dương liên tiếp bị thu hồi toàn quốc
- Thả 14.000 con cá giống xuống hồ thủy lợi Ea Drăng
- Lợi ích "kép" từ du lịch - nông nghiệp
- Nợ chồng chất, trường chuyển giao quyền sở hữu
- Triệt phá đường dây ma túy liên tỉnh quy mô lớn
- Vé xe khách Tết Ất Tỵ 2025 tăng cao nhất 60%
- Cơ chế điều hành giá xăng dầu: Còn nhiều tranh luận
- Tủ trưng bày bánh Italio – Giải pháp bảo quản và trưng bày bánh kem chuyên nghiệp
- Thủ tướng giao Bộ Công an xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán hàng online
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN