A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tăng trưởng nhanh và bền vững

08:44 | 24/05/2018

“Chính sách tiền tệ thực hiện khá tích cực, nhất là xử lý nợ xấu có chuyển biến rất mạnh tạo bước đột phá trong xử lý nợ xấu”,...

....đó là phát biểu của ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội tại buổi thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội sáng ngày 22/5/2018.

Xử lý nợ xấu đã có nhiều chuyển biến.

Quyết liệt triển khai

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội. Đối với lĩnh vực tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Phó Thủ tướng cho rằng, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng đạt được những kết quả quan trọng. Đến cuối tháng 3-2018, tỷ lệ nợ xấu còn 2,18%...Diễn biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu sau khi có Nghị quyết 42. 

Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 42, ngành ngân hàng đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện các nội dung của Nghị quyết. NHNN đã tham mưu cho Thủ tướng ban hành Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 19-7-2017, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành triển khai thực hiện Nghị quyết 42 trong đơn vị của mình với lộ trình thực hiện cụ thể bảo đảm tính khả thi, kịp thời.

Một ngày sau đó, Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị 06/CT-NHNN, quy định cụ thể các biện pháp, trách nhiệm mà NHNN và các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC cần thực hiện để bảo đảm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 42 và Đề án 1058 (Quyết định 1058 của Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020).

Để từng bước hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu, NHNN đã ban hành Thông tư 09/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 19 năm 2013 về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC cho phù hợp với Nghị quyết 42.

Ngoài ra, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tích cực triển khai thực hiện và quán triệt Nghị quyết 42 trong toàn hệ thống. Căn cứ thực trạng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, đánh giá khả năng thu hồi nợ xấu, các ngân hàng đã xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 phù hợp từng thời kỳ. NHNN cũng tăng cường chỉ đạo VAMC triển khai các giải pháp về mua nợ xấu theo giá thị trường và nâng cao năng lực tài chính cho VAMC...

Kết quả, từ ngày 15-8-2017 khi Nghị quyết 42 có hiệu lực đến nay, hiệu quả xử lý nợ xấu đã tăng gấp rưỡi so với các thời kỳ trước. Đặc biệt, Nghị quyết 42 có hiệu lực chỉ hơn 1 quý trong năm 2017 nhưng kết quả thu hồi nợ xấu về mặt thực chất của 2017 đã tăng hơn rất nhiều so với năm 2016 và những năm trước đây. Ông Nguyễn Tiến Đông – Chủ tịch HĐTV VAMC cho biết, năm 2017 VAMC cùng với các TCTD đã thu hồi nợ xấu được khoảng 37 ngàn tỷ đồng, gần bằng một nửa so với 3 năm trở lại đây.

Đánh giá về công tác xử lý nợ xấu, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, có 3 “cái được” đối với các ngân hàng, đặc biệt ngân hàng thương mại: Thứ nhất là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng chủ động hơn, quan tâm hơn nhiệt tình hơn; Thứ 2 là ý thức xử lý nợ xấu của bên đi vay tăng lên; Thứ 3 là xử lý tài sản đảm bảo cũng đã được đẩy nhanh hơn đáng kể khi các TCTD thời gian vừa qua phân loại tài sản đảm bảo khá nhiều.

Tốc độ thu nợ tăng lên nhiều đã giúp giảm tỷ lệ nợ xấu

Ông Nguyễn Tiến Đông – Chủ tịch HĐTV VAMC, cái mới trước tiên ở Nghị quyết 42 là thay đổi tư duy về nợ xấu. Trước đây, suy nghĩ nợ xấu là của ngành ngân hàng, nợ xấu từng gắn với một tư duy như mặc định: “Nợ xấu ngân hàng”, nợ xấu của ngân hàng, do ngân hàng và tự ngân hàng phải trả giá, phải tự chịu trách nhiệm và tự mà xử lý.

Tuy nhiên, với Nghị quyết 42, tư duy của nhà lập pháp đã thay đổi khi cho rằng, nợ xấu là của nền kinh tế. Từ nhận thức nợ xấu là của nền kinh tế, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành địa phương các cấp đã vào cuộc quyết liệt, hỗ trợ ngành ngân hàng xử lý nợ xấu. Từ đó, khi Nghị quyết 42 ban hành và có hiệu lực, điều đầu tiên là đã tạo động lực quan trọng cho VAMC và các TCTD chủ động trong xử lý nợ xấu, khẳng định được quyền của chủ nợ trong giao dịch dân sự vay trả.

Còn theo TS. Nguyễn Đức Kiên, một đóng góp rất quan trọng của Quốc hội đối với ổn định vĩ mô là tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Đến nay Nghị quyết đã mang lại hiệu quả tích cực.

“Đây là thay đổi rất lớn trong cả hệ thống chính trị và trong những người làm công tác điều hành kinh tế”- ông Kiên nhấn mạnh và lý giải, từ trước tới nay chúng ta cứ quan niệm, thiếu tiền thì ra ngân hàng vay; vay tiền rồi mà không trả được thì cứ từ từ và nếu không thì kêu lên...

“Triển khai Nghị quyết 42 có nghĩa rằng khách hàng có vay thì phải có trả và đã đưa tài sản bảo đảm vào cam kết phần vay, khi không thực hiện được trả được nợ thì phải thực hiện nghĩa vụ dân sự. Còn các chính sách về an sinh xã hội của Nhà nước thì chúng ta thực hiện riêng. Theo Nghị quyết 42 lần đầu chúng ta làm được như vậy”- TS. Nguyễn Đức Kiên phân tích.

Bên cạnh đó, quá trình triển khai Nghị quyết 42 cũng giúp cho nền kinh tế vận hành, tiếp cận với quy luật thông thường của nền kinh tế thị trường.

“Chúng ta đã thấy rất nhiều hoạt động thu tài sản bảo đảm trong 4 tháng cuối năm 2017 và thu tài sản bảo đảm với giá trị rất lớn tới 5.000 - 7.000 tỷ đồng nhưng không làm bất ổn xã hội. Hay nói cách khác là vẫn đảm bảo trật tự xã hội ở khu vực ngân hàng thu hồi tài sản bảo đảm. Ví dụ như Tòa tháp Sài Gòn One có giá trị tới 6.700 tỷ đồng đã được thu nợ”-TS. Nguyễn Đức Kiên dẫn chứng và khẳng định, nhờ Nghị quyết 42 chỉ trong 4 tháng của năm 2017, tốc độ thu nợ đã tăng lên rất nhiều và giảm được tỷ lệ nợ xấu trong nền kinh tế.

Nhớ lại quãng thời gian trước năm 2016, nợ xấu thường được xem là “cục máu đông” của nền kinh tế. Tuy nhiên, thời gian gần đây chúng ta đã đang làm tan “cục máu” đó. Quan trọng hơn, qua việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đã nâng cao nhận thức người đi vay. Khi khách hàng nhận được nhắc nhở của ngân hàng thì hai bên đã ngồi lại với nhau để đưa ra hướng xử lý.    

Ngọc Quyết 

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ