A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nắn dòng chảy tín dụng

10:53 | 27/08/2018

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng của toàn hệ thống cũng như từng tổ chức tín dụng (TCTD) theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra.

 Không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, trừ trường hợp đặc biệt, như một số ngân hàng thương mại tham gia tái cơ cấu trong năm 2018 đối với các tổ chức tín dụng yếu kém.

Nắn dòng chảy tín dụng khỏi những lĩnh vực kinh doanh rủi ro.

Không để dòng tiền luồn lách

Ngay trong những ngày đầu năm 2018, lãnh đạo NHNN đã khẳng định, trong năm nay, một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng BĐS, tín dụng đầu tư chứng khoán sẽ được NHNN chỉ đạo các TCTD kiểm soát chặt chẽ. Chưa đủ, mới đây Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về việc tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2018.

Theo đó, Thống đốc NHNN Việt Nam yêu cầu các đơn vị tại trụ sở chính NHNN chủ động điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, đồng thời tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.

NHNN khẳng định sẽ tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông;…

Điều này cho thấy động thái quyết liệt của NHNN trong việc kiểm soát tín dụng, nắn dòng chảy vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Theo số liệu thống kê của Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), tính đến ngày 20/6/2018, tín dụng cho lĩnh vực vay tiêu dùng, bất động sản… tăng 6,35% so với đầu năm 2018, giảm mạnh so với mức 7,54% của cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên theo nhìn nhận của giới chuyên gia, khi nhìn vào những con số này có thể thấy tín dụng cho vay bất động sản chỉ giảm về mặt thống kê. Còn trên thực tế, hầu hết doanh nghiệp (DN) địa ốc đều sử dụng đòn bẩy tài chính từ nguồn vốn vay ngân hàng để triển khai dự án của mình.  Chưa kể một lượng lớn tín dụng được chảy qua kênh tín dụng tiêu dùng, nhiều người vay tiền mua nhà. Dòng tiền “luồn lách” qua kênh cho vay tiêu dùng và kênh xây dựng.

Phía NHNN cho biết sẽ thanh tra, giám sát tiến hành thanh tra đột xuất các TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ...; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng, nhất là những hành vi vi phạm đã được cảnh báo; Kiên quyết xử lý những TCTD không chấp hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và không thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật.    

Kỳ vọng lãi suất ổn định

Tuy nhiên theo khẳng định của các DN sản xuất kinh doanh, họ mong muốn lãi suất cho vay hạ hơn nữa để chi phí vốn giảm.

Anh Hoàng Minh Thuận, chủ một công ty thêu lớn cho biết, công ty anh hiện có đến 30 công nhân, anh phải vay ngân hàng để mở rộng công ty. Anh đã tìm đến 2, 3 ngân hàng để tìm hiểu thủ tục cũng như lãi suất. Điều anh hi vọng là có thể tìm được ngân hàng nào cho vay lãi suất ưu đãi, chứ nếu quá cao, kinh doanh không đủ trả lãi.

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng để nâng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và tăng sức cạnh tranh của DN, điều kiện quan trọng là phải giảm được lãi suất.

Phía ngân hàng cho rằng, họ đương nhiên muốn giảm lãi suất cho DN, vì khách hàng hoạt động mạnh cũng là tốt cho ngân hàng, tạo điều kiện cho khả năng sinh lời của chính ngân hàng. Nhưng ngân hàng cũng phải xem xét bài toán rủi ro. Rủi ro cho vay đối với DN nhỏ và vừa hiện vẫn lớn, vì các DN này là đối tượng dễ bị tổn thương từ môi trường kinh doanh, năng lực tài chính kém, không có tài sản bảo đảm, nguồn trả nợ rất yếu.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng ngân hàng phải cân bằng giữa rủi ro của mình và việc cho DN nhỏ và vừa vay, bởi nợ xấu vẫn là dấu vết đau đớn cho các ngân hàng. Ngân hàng đứng giữa hai đối trọng, một mặt hỗ trợ DN, một mặt quản lý rủi ro. 

   H.Hương

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ