A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tăng cường liên kết TP HCM với các tỉnh Tây Nguyên

07:58 | 17/04/2013

Tây Nguyên cùng các vùng kinh tế trọng điểm cả nước đã và đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của địa phương, vùng theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.


Trong những năm qua, việc thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa TP HCM với các tỉnh/thành Vùng Tây Nguyên đã phát huy được lợi thế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm cơ hội đầu tư, tăng mãi lực thị trường.

TP Buôn Ma Thuột sẽ được đầu tư xây dựng thành đô thị trung tâm của Vùng Tây Nguyên. (Ảnh: Gia Hưng)

Hiện đã có 141 doanh nghiệp của TP HCM đã và đang triển khai 183 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 38.823 tỷ đồng vào các tỉnh Tây Nguyên thuộc các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, công nghiệp thương mại và dịch vụ và nhiều lĩnh vực quan trọng khác.

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi đã đạt được, chương trình hợp tác giữa TP HCM và các tỉnh Vùng Tây Nguyên cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại do chưa xác định cụ thể ngành công nghiệp hoặc dịch vụ hỗ trợ cần tập trung phát triển cho từng khu vực trong vùng và liên vùng... dẫn đến việc các doanh nghiệp của TP HCM hiện đầu tư hoặc ký kết hợp tác sản xuất - kinh doanh với các doanh nghiệp của các tỉnh Vùng Tây Nguyên chưa được định hướng, thông tin và hỗ trợ chính sách đầy đủ về ngành và lĩnh vực họ đầu tư hoặc hợp tác.

Nguyên nhân chính phải kể đến là do kết cấu hạ tầng của Vùng Tây Nguyên còn yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu nên việc hợp tác trong kêu gọi đầu tư còn hạn chế. Việc triển khai các nội dung hợp tác chưa mang tính trọng tâm, trọng điểm, còn dàn trải ở nhiều lĩnh vực. Các chương trình liên kết, hợp tác chưa chỉ rõ phương thức, giải pháp tổ chức, thời gian thực hiện cụ thể đối với từng lĩnh vực, không thường xuyên liên tục.

Ngoài ra, các tỉnh Vùng Tây Nguyên và TP HCM đều xem trọng quan hệ liên kết, hợp tác với nhau trong quá trình phát triển, nhưng chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức về tổ chức, con người chịu trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu và điều hành các chương trình liên kết, hợp tác song phương và đa phương.

Bên cạnh đó, các tỉnh thành trong Vùng Tây Nguyên và TP HCM chưa có sự phân tích, phân công trong liên kết, hợp tác nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương, từng tiểu vùng hay của cả vùng, chưa tạo điều kiện, hỗ trợ cho liên kết vùng  và liên vùng một cách mạnh mẽ; chưa khai thác, lồng ghép và tận dụng các nguồn lực hỗ trợ từ các bộ ngành Trung ương.

Đặc biệt, do chưa có chính sách thu hút đầu tư đặc thù của Vùng Tây Nguyên nên chưa thu hút đầu tư mạnh mẽ các Doanh nghiệp TP HCM; Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các nội dung liên kết, hợp tác còn hạn chế, thiếu chiều sâu; không gây sự chú ý cổ vũ của các cơ quan truyền thông.

Xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hợp tác đầu tư, nhằm tăng cường quan hệ liên kết, hợp tác giữa TP HCM, các tỉnh/thành Vùng Tây Nguyên và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) từ nay đến năm 2020, các cấp, các ngành hai địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung chương trình hợp tác giữa hai địa phương để các tổ chức kinh tế, các ngành nhận thức và nắm bắt được chủ trương cũng như các lĩnh vực để có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc thực hiện các nội dung hợp tác.

Các sở, ngành, địa phương quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa đề giải quyết các thủ tục đầu tư, đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư của các nhà đầu tư TP HCM trên địa bàn. Rà soát lại tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, các chương trình, yêu cầu các chủ đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, Văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các Bộ/ngành, tỉnh/thành trong Vùng Tây Nguyên, Vùng KTTĐPN cần xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên vùng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình liên kết và hợp tác phát triển kinh tế vùng giữa các Bộ/ngành và địa phương.

Ban chỉ đạo điều phối cũng cần có ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ ngành và địa phương khẩn trương thực hiện việc kết nối Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên, Vùng KTTĐPN giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt.

Ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ODA để  đầu tư xây dựng: các công trình giao thông trọng điểm của Vùng Tây Nguyên. Thực hiện chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ LĐ,TB&XH, các Bộ/ngành và địa phương liên quan sớm ban hành và triển khai quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, cần đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có cơ chế phối hợp với các địa phương để củng cố, kiện toàn và phát huy có hiệu quả các chương trình bảo vệ môi trường trong vùng, liên vùng nhằm phối hợp quản lý và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước lưu vực khu vực các vùng kinh tế; thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý và xử lý chất thải  công nghiệp và sinh hoạt nguy hại.

Bộ Công Thương cần chủ trì triển khai quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trong Vùng Tây Nguyên, Vùng KTTĐPN. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành nhằm tránh tình trạng cạnh tranh giữa các địa phương trong vùng; đồng thời đảm bảo việc đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp hợp lý.

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mạnh mẽ vào hoạt động tài chính - tín dụng ngân hàng trên địa bàn Vùng Tây Nguyên, Vùng KTTĐPN.

Văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm cũng cần nghiên cứu, trình Thủ tướng chính phủ cho phép định kỳ hàng năm tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp tại Vùng Tây Nguyên, Vùng KTTĐPN nhằm tăng cường giao lưu và đối thoại trực tiếp giữa các nhà đầu tư với chính quyền các tỉnh, thành trong vùng và liên vùng các vùng kinh tế./

 

    Theo VOV

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ