A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Trả nợ Tây Nguyên

09:57 | 01/05/2013

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 54.640km2, dân số gần 5 triệu người (trong đó có hơn 1,2 triệu dân thiểu số bản địa và khoảng 300.000 người thiểu số khác).

MỘT LÒNG THEO KHÁNG CHIẾN

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng. Người Pháp trước đây từng tuyên bố ai chiếm được Tây Nguyên của Việt Nam thì người đó sẽ chiếm được cả Đông Dương. Khi Mỹ đổ quân sang Việt Nam, nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của Tây Nguyên nên họ đã cắt cử nhiều sư đoàn mạnh nhất đến trấn giữ vùng đất này.

Tây Nguyên với những tên đất – tên làng và tên người đã gắn liền với lịch sử dân tộc như những vùng căn cứ cách mạng Krông Bông (Đắk Lắk), Nâm Nung (Đắk Nông), Krong – Kbang (Gia Lai), Măng Ri (Kon Tum), Đồng Mang (Lâm Đồng)…; những anh hùng lực lượng vũ trang như Đinh Núp (người dân tộc Bahnar), Nay Der, Nay Phin, Siu Ken (Jrai), Ynuê Bun Krông, Y Tlam (Êđê), Sô Lây Tăng (Jẻ)…


Trẻ em nay trên vùng căn cứ Đồng Mang (Lâm Đồng) xưa

Những câu chuyện về sự hy sinh tất cả cho cách mạng của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong kháng chiến đến giờ vẫn còn được lưu truyền như câu chuyện về cụ Ama Beo ở vùng căn cứ Nâm Nung (Đắk Nông) sẵn sàng đổi cặp ngà voi 18kg rất quý của mình để lấy muối cung cấp cho quân và dân ở làng kháng chiến; chuyện cả làng Đồng Mang (Lâm Đồng) nhịn ăn để lấy lương thực nuôi quân…

Nhà giáo nhân dân Y Ngông Niê Kđam (người dân tộc Êđê, 1922 – 2001) từng nói rằng: Không có bất kỳ một cản lực nào ngăn người Tây Nguyên đến với cách mạng! Núi rừng Tây Nguyên luôn đi theo Bác Hồ!

TRANG SỬ MỚI

Sau giải phóng (1975), cùng với cả nước, Tây Nguyên bước sang một trang sử mới. Điều đáng nói, cho đến tận giờ, Tây Nguyên vẫn được xác định là địa bàn chiến lược về quốc phòng và an ninh; đồng thời, đây còn là vùng đất có triển vọng để phát triển một nền kinh tế mở.

Bộ Chính trị đề ra mục tiêu: Phải xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng – an ninh để tiến tới xây dựng nơi đây thành vùng kinh tế động lực của cả nước. Để phấn đấu đạt được mục tiêu này, từ 1975 đến nay, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, đường lối, chính sách quan trọng để phát triển Tây Nguyên.

Theo một báo cáo gần đây của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, trên địa bàn của 5 tỉnh trong khu vực đã có đến gần 90% số xã có điện lưới quốc gia, 100% số xã có trường tiểu học, 80% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã, gần 90% xã có trạm y tế, trên 93% xã có đường ô tô đến tận trung tâm xã, sản xuất đạt tăng trưởng 15%/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân của cả vùng đạt 11% mỗi năm…


Đường vào vùng sâu Đam Rông (Lâm Đồng, giáp với tỉnh Đắc Lắc)

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất này. Trong đó, đáng kể là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh vùng Tây Nguyên; cùng nhiều quyết định về quy hoạch và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh Tây Nguyên của Chính phủ.

Đặc biệt, các chương trình Tây Nguyên (Tây Nguyên I, Tây Nguyên II và Tây Nguyên III) đã và đang triển khai đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chung của toàn khu vực. Nối tiếp hai chương trình Tây Nguyên I và II, Chương trình Tây Nguyên III (tên gọi đầy đủ là “Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2015”) được triển khai thực hiện trong 2 năm 2011 và 2012 vừa qua đã thu lại những kết quả rất đáng kể.

Cùng với các chương trình Tây Nguyên, vấn đề kêu gọi đầu tư vào vùng đất này trong những năm gần đây cũng đã được đẩy mạnh; tạo được cho Tây Nguyên những vùng sản xuất và những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trong nước và thị trường nước ngoài như cà phê, cao su, dược liệu, bông vải, nguyên liệu giấy, cây ăn quả…

Một số liệu báo cáo đáng chú ý tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ hai 2013: Mức thu nhập bình quân đầu người của khu vực Tây Nguyên đã tăng từ 2,9 triệu đồng năm 2001 lên 26,9 triệu đồng vào năm 2012 vừa qua. Cũng tại hội nghị này, một vài số liệu báo cáo về thu hút đầu tư vùng Tây Nguyên đã gây được sự chú ý của nhiều người.

VÙNG ĐỘNG LỰC

Cũng tại hội nghị nói trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: Để tiếp tục xây dựng Tây Nguyên trở thành một trong những vùng động lực phát triển của cả nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần khẩn trương hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2020.


Thủy điện Yali (Gia Lai) – một trong những công trình thủy điện lớn của Tây Nguyên

Tây Nguyên hôm nay tuy vẫn còn những khó khăn nhất định nhưng với sự quan tâm của cả nước bằng những việc làm cụ thể, tin rằng vùng đất này trong tương lai không xa sẽ thực sự trở thành một trong những vùng kinh tế động lực của cả nước và đời sống người dân nơi đây ngày càng được cải thiện hơn.

Cùng đó, Chính phủ sẽ huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại; tiếp tục nghiên cứu bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi, nhất là đối với một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng và lợi thế của Tây Nguyên, để thu hút đầu tư; đồng thời, giao nhiệm vụ cho các bộ ngành liên quan chọn và đề xuất một số dự án trọng điểm và có sức lan tỏa thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp; …

Tháng 7/2012, Chính phủ đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020, phấn đấu đạt tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 7,9%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 là 8,7%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 46 triệu đồng (tăng hơn 19 triệu so với năm 2012); tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vùng lần lượt là 34,7% - 35% - 30,3%.

Cũng tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ hai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhu cầu về vốn để phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2015 là rất lớn – khoảng 400.000 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn của tư nhân (kể cả vốn FDI) chiếm khoảng 60%, tương đương 250.000 tỷ đồng.

 

    Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ